Cổ nhân có câu: “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng”, sẽ biết được bí mật: Đó là gì?

( PHUNUTODAY ) - Tục ngữ có câu: “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng” cơ bản nhìn ra được những bí mật của đối phương. Điều này liệu có đúng không?

Theo quan niệm của người xưa, thân thể chúng ta chứa đựng linh hồn, nó cũng là nguồn gốc của đau khổ và niềm vui. Bởi vì sự khác biệt trong thân xác thịt này mà vận mệnh của mỗi người cũng khác nhau. Tục ngữ có câu: “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng” cơ bản nhìn ra được những bí mật của đối phương. Điều này liệu có đúng không?

Tuổi trẻ nhìn mắt

Tục ngữ có câu: “Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão”, có nghĩa là từ khi đứa trẻ còn rất nhỏ, ta có thể đại khái nhìn thấy tương lai của một đứa trẻ. Nhưng nhìn vào điểm nào trên cơ thể trẻ, đó chính là cần nhìn vào mắt của đứa trẻ.

Từ khi đứa trẻ còn rất nhỏ, ta có thể đại khái nhìn thấy tương lai của một đứa trẻ qua đôi mắt.

Từ khi đứa trẻ còn rất nhỏ, ta có thể đại khái nhìn thấy tương lai của một đứa trẻ qua đôi mắt.

Theo tín ngưỡng Đạo Phật thì trong 6 căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý thì con người thường dùng chính là đôi mắt. Do đó đôi mắt thường gây ra nhiều tội nhất. Mắt từ thời xa xưa cho đến hiện tại có rất nhiều khác biệt nhất là khi ngày nay đôi mắt có sự bám dính các thứ ô nhiễm nên khó tu tập. Đây chính nguyên nhân có câu “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, điều này có nghĩa là những gì bạn thấy và cảm nhận được sẽ hiển thị qua đôi mắt.

Chúng ta có thể nhìn những đứa trẻ xung quanh mình, có đứa có đôi mắt trong sáng, thông minh, có đứa lại có đôi mắt lờ đờ, đần độn. Chỉ cần nhìn vào đặc điểm này là bạn có thể nhận biết được tương lai của đứa trẻ. Bởi vì đứa trẻ có đôi mắt linh động chắc chắn phải có tính cách vui vẻ, đầu óc thông minh, còn đứa trẻ có đôi mắt lờ đờ, chậm chạp thường có tư duy và phản ứng chậm.

Đến khoảng 20 tuổi, tinh thần và cá tính của một người về cơ bản đã hoàn thiện, lúc này đôi mắt đã có thể phản ánh những mặt chân thật nhất của con người nên người ta nói “hãy nhìn vào đôi mắt khi còn trẻ” bởi vì đôi mắt thường là một phản ánh cuộc sống của một người.

Tuổi trung niên nhìn vào miệng

Người xưa đã nói: “Thật giả nhìn mặt, thành hay bại nhìn vào miệng”. Trong lịch sử, có vô số người chỉ vì biết ăn nói mà nổi tiếng, cũng có vô số người thất bại vì không quản được cái miệng của mình.

Tuổi trung niên nhìn vào miệng

Tuổi trung niên nhìn vào miệng

Ăn thì có thể ăn nhiều thứ, nhưng nói thì không thể nói loạn, nếu ăn không đúng thì nhiều nhất là chỉ làm tổn thương chính mình, nhưng nếu nói sai thì rất có thể sẽ làm tổn thương người khác, gây rắc rối về sau, đây gọi là họa đến từ miệng mà ra. Người xưa có câu: “Ba năm học nói, nhưng cả đời học cách im lặng”.

Con người khi đến tuổi trung niên nhất định phải có khả năng kiểm soát được cái miệng của mình. Việc đầu tiên là ăn, ăn uống có liên quan đến sức khỏe thân thể. Tăng cân ở tuổi trung niên là quy luật phổ biến hầu như ai cũng đến độ tuổi này sẽ mập lên rõ rệt. Tại sao lại béo lên ở độ tuổi này? Phần lớn nguyên nhân là họ không thể kiểm soát được miệng mình, béo phì là do ăn uống. Đây là một dấu hiệu hoàn toàn không tốt cho cơ thể và sức khoẻ của bạn.

Việc thứ hai đó chính là quản lý tốt cái miệng khi nói, không có nghĩa là phải im lặng mà là biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói, nói phải phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, đến tuổi trung niên bạn không còn có thể nói chuyện thoải mái như khi còn trẻ nữa, đây gọi là sự trưởng thành của tuổi trung niên.

Chính vì lý do đó, người xưa mới đúc kết “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng”, quả thuật nhìn người của ông cha ta thật thâm thuý, tinh anh.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn