Trong văn hóa trung Hoa, cây quế “Quế” đồng âm “Quý”, ngụ ý phú quý cát tường, trấn trạch bình an, nghe nói còn giúp trong nhà tụ tập dương khí.
Trong nhà trồng cây quế còn có ý tứ của một người đang hưng thịnh, quý nhân tương trợ. Nhưng trồng cây quế trong nhà, cần chú ý không thể ngăn cản lối vào nhà, nếu không sẽ không có lợi cho tài vận trong nhà, thậm chí mang đến xui xẻo.
Yé nghĩa về tâm và phong thúy của cây quế
Cây quế tượng trưng cho sự thịnh vượng, vinh hoa phú quý, giúp lợi cho gia chủ về đường quan lộc, thi cử. Người xưa thường có câu “Nguyệt cung chiết quế” ý chỉ những người đỗ đạt vinh quang trong các kì thi khoa cử. Gia đình nào mà còn con cháu đạt công danh lớn, tiếng tăm lẫy lừng đều được gọi là “Lan quế tề phương”, có ý nghĩa rằng lan quế cùng tỏa hương thơm.
Cây quế có tác dụng tiêu trừ tà khí. Người ta thường dùng nước đun với vỏ quế, thêm một số thảo mộc khác như hồi, thảo quả, đinh hương, bạch đàn để lau rửa ban thờ, cốc chén mỗi dịp cuối năm bao sái ban thờ, thay chân hương hoặc khi lập ban thờ mới.
Hay khi xây nhà, đổ bê tông móng người ta cũng dùng nước quế để đổ vào 4 góc tường và tâm nhà để trấn trạch, khi bốc mộ, nước quế được dùng để rửa hài cốt.
Cây quế trong đời sống
Vỏ cây, vỏ cành quế có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị trong nấu ăn, thảo mộc dưỡng da… lá cây có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất… Ngoài ra, quế còn mang đậm giá trị trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt.
Ngày nay, quế còn là một trong những thành phần quan trọng của các sản phẩm hương nhang thảo mộc, với nhiều công dụng trong cuộc sống; vừa mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy, mang lại sự thuần phong mỹ tục; vừa có lợi cho sức khỏe và an toàn đối với người sử dụng.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm