Cổ nhân dạy "Thiện ác xem mắt miệng, giàu nghèo xem tay chân": Nghe giải thích mới rõ ẩn ý bên trong

( PHUNUTODAY ) - "Thiện ác xem mắt miệng, giàu nghèo xem tay chân" là câu nói người xưa dùng để đoán người. Vậy ý nghĩa sâu xa của nó là gì?

Ở thời cổ đại, thuật nhìn người là một thế giới huyền bí và không phải ai cũng có thể tiếp nhận được. Người xưa có rất nhiều cách để phán đoán người, đặc biệt là thuật nhìn người qua các đặc điểm trên cơ thể. Thí dụ như có câu nói mang nhiều ẩn ý như: "Thiện ác xem mắt miệng, giàu nghèo xem tay chân”. Đây là quan niệm thực tế của người xưa để đoán người.

1. Thiện ác xem mắt miệng

co-nhan-chi-cach-nhin-nguoi-thien-ac-xem-mat-giau-ngheo-xem-tay-chan_1

Ngưởi ta thường nói “ Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” nên thông qua đôi mắt, chúng ta sẽ thấy thế giới nội tâm của người đó. Nếu mắt một người hay nhấp nháy, nhìn xung quanh hoặc có ánh mắt sắc lạnh có nghĩa là người này có tà ma trong lòng. Ngược lại, người tốt thường sẽ có ánh mắt cương nghị, đôi khi là thân thiện, hiền từ. Nếu nhìn thẳng vào người này, về cơ bản có thể khẳng định rằng đây là một người có tấm lòng rộng mở.

co-nhan-chi-cach-nhin-nguoi-thien-ac-xem-mat-giau-ngheo-xem-tay-chan_2

Theo nhân tướng học, nếu khuôn miệng đẹp sẽ có tâm hồn trong sáng, lương thiện. Nếu miệng méo, những người này thường rất nham hiểm nên cần đề phòng. Còn những người khi cười bị hở lợi thường hay đặt điều các chuyện thị phi, không có hậu. Như chúng ta đã biết, nói thực ra là một nghệ thuật, khi đối nhân xử thế, nói và giao tiếp là những kỹ năng cần thiết. Có người rất quan tâm đến lời nói và việc làm của bản thân, mọi lời nói đều xem xét tình cảm của đối phương, tâm tư cũng rất tốt bụng. Nhưng một số người thích chơi chữ, thích dùng lời nói để đả kích đối phương, dường như đó là mối quan tâm lớn nhất của họ trong giao tiếp.

Nếu áp dụng cách nhìn nhận này, có thể dễ dàng phân biệt được một người là thiện hay ác. Tuy nhiên, đây chỉ là sự đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, chứ không phải hoàn toàn đúng. Vì thế, chúng ta cần phải sáng suốt, linh hoạt trong việc áp dụng kinh nghiệm truyền miệng của cha ông ta.

2. Giàu nghèo xem chân tay

co-nhan-chi-cach-nhin-nguoi-thien-ac-xem-mat-giau-ngheo-xem-tay-chan_5

Xã hội xưa chủ yếu là nông nghiệp, hình thức sản xuất thủ công, dựa vào sức lao động của con người. Đôi tay và đôi chân là phương tiện làm việc chính của nền kinh tế. Người giàu không sản xuất trực tiếp, bàn tay được duy trì một cách mịn màng và ấm áp. Người nghèo làm việc cả ngày, bàn tay trở nên thô ráp, thậm chí chai sạm. Nếu người đàn ông giàu sang có phúc khí và bàn tay trắng trẻo, mềm mại, không có vết chai sạn thì người đó có khả năng giàu có. Người xưa cho rằng bàn chân to, bước đi vững chắc và lòng bàn tay to tượng trưng cho người có năng lực, tất nhiên không phải lo cơm áo gạo tiền. Còn bàn chân nhỏ và bàn tay nhỏ tượng trưng cho người không có khả năng, cuộc sống khó khăn, số phận nghèo khó.

Do đó, thông qua đôi bàn tay, bàn chân mà biết được người đó có phải làm việc lam lũ hay được hưởng cuộc sống ăn sung mặc sướng.

co-nhan-chi-cach-nhin-nguoi-thien-ac-xem-mat-giau-ngheo-xem-tay-chan_3

“Thiện ác xem mắt miệng, giàu nghèo xem tay chân”, mặc dù chúng ta có thể phân tích bản chất và hành vi của con người từ những khía cạnh và góc độ nhất định. Nhưng chúng ta giờ đây cũng hiểu rằng nó không thể được coi là tiêu chuẩn để đánh giá tốt, xấu, giàu nghèo và thấp hèn của một người. Mỗi thế hệ đều có sự phát triển riêng, nếu chúng ta cứ mãi đi theo con đường của người xưa, chúng ta sẽ mất đi khả năng tiến bộ trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn nên tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm quý giá ông cha ta để lại.

Theo:  xevathethao.vn copy link