Cúng giao thừa nên cúng ngoài trời trước hay trong nhà trước? Tưởng đơn giản hóa ra nhiều người sai bao năm không biết

( PHUNUTODAY ) - Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới Âm lịch, người Việt thường bày 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà, nhưng nên cúng ở đâu trước thì mỗi người lại làm một cách khác nhau.

Giao thừa năm Âm lịch được xem là thời khắc vô cùng thiêng liêng quan trọng, điềm báo cho một năm tiếp theo. Thế nên nhiều người mong thời khắc giao thừa diễn ra tốt lành, mong những lời khấn nguyện lúc đó được chứng giám và được thành toàn. 

Thông thường các gia đình chỉn chu sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, đặt ở ngoài sân và một mâm cỗ cúng trong ban thờ gia tiên.

cung-trong-nha-ngoai-troi-dem-giao-thua

Cúng ngoài trời trước hay trong nhà trước, ý nghĩa khác nhau thế nào?

Lễ cúng ngoài trời ở thời khắc giao thừa mang ý nghĩa là lễ cúng tiễn đoàn phán quan cũ và đón đoàn phán quan mới, đó chính là tiễn cựu nghênh tân, xua đi vận hạn xui xẻo năm cũ, đón tài lộc năm mới. Bởi thế lễ cúng ngoài trời là tế lễ các vị thần linh, đồng thời xin gọi thần mặt trời ban ánh sáng ngày mới để một năm mới mưa thuận gió hòa. Lễ cúng ngoài trời còn mang ý nghĩa nghênh đón đoàn phán quan năm nay và cầu xin được gia trì phù hộ cho gia chủ một năm mới may mắn bình an.

Lễ cúng trong nhà là lễ cúng dâng lên gia tiên, mời gia tiên về cùng đón năm mới, ăn Tết và mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi tốt lành. Lễ cúng trong ban gia tiên mang ý nghĩa đón người thân về sum vầy cùng nhau đón Tết theo quan niệm xưa rằng người chết vẫn còn linh hồn và vẫn quanh quẩn bên người thân còn sống, thế nên dịp Tết là dịp quan trọng, người sống dâng lễ cúng lên để đón ông bà tổ tiên người thân đã khuất cùng về vui vẻ đón Tết. 

le-cung-giao-thua (2)

Trình tự cúng thế nào mới đúng?

Theo ý nghĩa trên thì lễ cúng giao thừa nên được tiến hành lễ cúng ngoài trời trước rồi cúng trong nhà. Điều đó có nghĩa là phải cúng tiễn cựu nghênh tân trước rồi mới đón gia tiên người thân về cùng ăn Tết.

Tuy nihene trên thực tế việc cúng lễ cũng tùy theo địa phương và từng gia đình. Có những gia đình chỉ làm lễ ngoài trời, có những gia đình lại chỉ bày cỗ cúng lên ban thờ gia tiên. 

Việc cúng lễ là văn hóa và chọn lựa của mỗi gia đình, tuy nhiên nếu hiểu theo đúng ý nghĩa của giao thừa và việc cúng trong đêm giao thừa thì nên tiến hành cúng ngoài trời trước, trong nhà sau.  

Hơn nữa cúng giao thừa còn có ý nghĩa là gọi thần mặt trời thức dậy để chào đón một năm mới. Nếu không có thần mặt trời thì trái đất chỉ có bóng đêm, mùa màng cây cối con người không phát triển sinh sôi. Cúng giao thừa chính là xin ban phát ánh sáng mặt trời để năm mới tốt lành, gặp nhiều may mắn thuận lợi, vạn sự hanh thông. Do đó phải cúng ngoài trời để cúng thần mặt trời, xin ban phát ngày mới, tài lộc trước thì mới mời gia tiên về cùng chung vui được trong dịp Tết.

Thời khắc nên chọn để cúng giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới Thời khắc cúng phù hợp nên là kéo dài từ năm cũ sang năm mới. Theo đó bạn nên cúng trong khoảng 11h - trước 1 giờ. Điều đó có nghĩa là lên hương từ năm cũ và khấn xong trước 1h của ngày mới. Bởi nếu cúng sau 0 giờ thì không có thần linh năm cũ chứng kiến lòng thành của gia chủ. Còn nếu cúng xong trước 0 giờ thì lại chưa kịp nghênh đón đoàn phán quan năm mới. Do đó thời khắc cúng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới sẽ thể hiện lòng thành của gia chủ và vào đúng thời khắc vừa tiễn vị thần năm cũ, cảm ơn vị thần đã chiếu cố gia chủ, vừa đón được đoàn phán quan mới, xin được ban phát tài lộc trong năm mới. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn