Cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng?
Ngày xưa, mâm cúng ông Công ông Táo thường đặt trong bếp, nơi có ban thờ Táo quân. Tuy nhiên trong ngôi nhà hiện đại ngày nay, thiết kế bếp không tiện việc đặt ban thờ, không nhiều gia đình có ban thờ riêng cho ông Táo. Do đó, việc đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và quan niệm từng gia đình.
Có nhà tuy không có ban thờ Táo quân riêng nhưng vẫn chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên (đây là nơi thực hiện nghi lễ cúng chính). Nhiều gia đình chỉ cúng một mâm ở ban thờ chính, thờ Táo quân cùng với thần linh.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho biết, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo được đặt trong bếp, cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp, vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình. Thờ thần bếp là mong muốn giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hòa.
Cúng ông Công ông Táo năm Giáp Thìn 2024 vào ngày, giờ nào đẹp nhất?
Theo truyền thống, mỗi năm, ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời được xác định là ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 Âm lịch). Trong năm 2024, ngày này sẽ rơi vào ngày thứ Sáu, hay ngày mùng 2 tháng 2 năm 2024 theo Dương lịch. Theo quan niệm phong thủy, ngày này còn được gọi là ngày Thanh Long Kiếp, có ý nghĩa là một ngày thuận lợi cho việc xuất hành, thực hiện các công việc, với triển vọng đạt được kết quả tích cực.
Vì vậy, ngày ông Công ông Táo về trời trong năm 2024, được xác định là ngày Thanh Long Kiếp, được coi là thời điểm lý tưởng để các gia đình thực hiện nghi lễ truyền thống này. Theo quan niệm phong thủy, việc lựa chọn ngày và giờ cúng ông Công ông Táo trong năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến vận may của gia đình trong năm mới, đồng thời mang lại những điều may mắn và thịnh vượng.
Dưới đây là những ngày và giờ cúng hoàng đạo bạn có thể áp dụng để thực hiện lễ cúng vào ngày 23 tháng Chạp một cách trọn vẹn, mang lại bình an, tài lộc và may mắn:
- Ngày 17 tháng Chạp (tức 08/1/2024 Dương lịch): Ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
Khung giờ đẹp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
- Ngày 18 tháng Chạp (tức 09/1/2024 Dương lịch): Ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
Khung giờ đẹp: Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
- Ngày 20 tháng Chạp (tức 11/01/2024 Dương lịch): Ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
Khung giờ đẹp: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Lưu ý: Giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là thời điểm tốt nhất để cúng Táo quân.
- Ngày 21 tháng Chạp (tức 12/01/2024 Dương lịch):
Khung giờ đẹp: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Lưu ý: Giờ Ngọ được xem là thời điểm tốt nhất.
- Ngày 23 tháng Chạp (tức 14/1/2024 Dương lịch): Ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Khung giờ đẹp: Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h).
Lưu ý: Giờ Thìn được coi là giờ tốt nhất trong ngày. Tránh cúng vào giờ Ngọ vì đây là giờ xấu.
Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, vì giờ Ngọ là lúc ông Công ông Táo được cho là bay về trời. Tuyệt đối không nên cúng sau ngày 23 tháng Chạp.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
- Ba chiếc mũ được dành cho ông Công ông Táo bao gồm hai mũ cho nam và một mũ cho nữ. Mũ của ông Táo nam được trang trí với hai cánh chuồn, trong khi mũ của ông Táo nữ không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được thiết kế với gương nhỏ hình tròn lấp lánh và dây kim tuyết màu sắc tươi tắn. Màu sắc của mũ, áo, và hia của ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo nguyên tắc ngũ hành.
- Hia ông Táo, vàng mã tượng trưng.
- Các vật phẩm lễ vật khác bao gồm một đĩa hoa quả, một ấm trà sen, ba chén rượu, một quả bưởi, một quả cau, lá trầu, và một lọ hoa cúc.
Những vật phẩm vàng như mũ, áo, và hia sẽ được đốt sau buổi lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, cùng với việc thay thế bằng bài vị mới cho ông Táo công.
Mâm cỗ cúng
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, ngoài các lễ vật chính như đã nêu trên, có thể thực hiện lễ mặn với các món như xôi gà, chân giò luộc, các món nấu từ nấm, măng hoặc lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc để tiễn Táo quân.
Bàn cúng ông Táo trong truyền thống thường bao gồm những món cơ bản như:
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 1 con gà trống luộc được tỉa ớt hoặc hoa hồng (thay thế được bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để ông Táo lên trời.