Không cho mình tài giỏi hơn người
Người ta nói rằng trên bầu trời còn có bầu trời khác, người tài giỏi thì còn có người khác tài giỏi hơn. Một người tài đức ra sao, giỏi giang thế nào thì không cần bản thân nói ra thì người khác cũng sẽ tự biết. Người khiêm tốn thì luôn luôn được lòng người. Bởi thế nên, không cho mình tài giỏi hơn người là thể hiện của một người có trí tuệ, của người cao quý.
Không tùy tiện hứa hẹn
Người xưa dạy: Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt lấy tính cách và gieo tính cách sẽ gặt lấy vận mệnh. Trong cuộc đời này thì thói quen là yếu tố tạo nên cách một người sinh sống. Một người mù quáng, tùy tiện hứa hẹn nhiều sẽ dễ trở thành người giả dối, không đáng tin.
Không tùy tiện làm phiền người khác
Nếu có thể xem bản thân mình là một người khác thì họ sẽ giảm bớt được nỗi thống khổ mình đang chịu. Nếu xem người khác là mình, bạn sẽ biết đồng cảm với nỗi bất hạnh của người khác. Nếu bạn xem người khác là họ thì chắc chắn sẽ được tôn trọng...
Trong mắt bạn có điều gì đó như là một loại đau khổ, nhưng với họ là hạnh phúc. Cho nên, đừng tùy tiện nhìn nhận người khác theo con mắt chủ quan của mình, và cũng đừng tùy tiện làm phiền đến họ.
Không tức giận tùy tiện
Khi lửa giận bốc lên sẽ che mờ đi lý trí của người khác, khiến con người dễ dàng mắc sai lầm. Chỉ có buông bỏ tâm tư, trong lòng mới không bất bình oán hận. Hơn nữa thì sự nóng giận chỉ mang đến những tác hại mà thôi.
Chỉ có người biết tu dưỡng thì mới có thể tiết chế được cảm xúc của bản thân, không hề nóng giận trước bất kỳ việc gì cả.
Không cắt ngang lời của người khác
Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hàng chục năm để học cách im lặng. Về sau này thì khi càng nói nhiều, khoảng cách giữa con người sẽ lại càng xa cách hơn, mâu thuẫn cũng nhiều hơn..
Nói nhiều tất sẽ nói lỡ, im lặng là vàng, lắng nghe là thể hiện của trí tuệ, là thể hiện của sự tôn trọng. Là một loại tu dưỡng, một nhịp cầu nối tâm linh với tâm linh.