Liên quan đến những diến biến hết sức phức tạp của dịch sốt xuất huyết Ebola đang gây lo ngại cho nhiều nước trên thế giới. Nhằm để chuẩn bị tốt nhất để phòng chống với đại dịch này nếu xuất hiện ở nước ta, Bộ Y tế đã chủ động đưa ra kế hoạch đối phó với đại dịch này nếu nó tràn vào nước ta.
Theo đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các sở y tế phối hợp với UBND các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện tốt công tác giám sát, dự phòng phối hợp theo dõi tình hình phát triển của dịch bệnh trên các nước thế giới để có phác đồ điều trị nếu có.
Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) cho biết, hiện tại chưa có vac-xin phòng "đại dịch" Ebola |
Trao đổi với báo chí, Ông Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế) cho biết, nếu nước ta phát hiện bệnh nhân nghi nhiễm virut Ebola thì lập tức sẽ được đưa về các tuyến bệnh viện Trung ương để điều trị là Bệnh viện Nhiệt đới trung ương Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
Một bệnh nhân nhiễm bệnh Ebola |
Nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trung ương sẽ được cung cấp trang thiết bị, phòng cách ly, hóa chất dự phòng để làm tốt công tác tốt nhât khi phát hiện bệnh nhân nghi nhiễm virut Ebola. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ y, bác sĩ tránh bị động trước nguy cơ lây lan, bùng phát khi đại dịch này xuất hiện ở nước ta.
Trao đổi với báo chí, Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virut- Ký sinh trùng- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Ebola theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cũng đã triển khai, quán triệt, thành lập Ban soạn thảo. Đồng thời, tổ chức tập dược cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện để khỏi bị động khi phát hiện những ca nhiễm bệnh đầu tiên để có biện pháp điều trị. Hiện tại, chúng tôi đã làm xong soạn thảo và tiến hành trình lên Bộ y tế để xem xét và phê duyệt”.
Bác sĩ Lâm cho hay, dịch bệnh sốt xuất huyết chứa virut Ebola là một loại virut cực kỳ nguy hiểm. Chúng có thể lây lan một cách chóng mặt từ động vật chết sang người, tiếp xúc với các nguồn bệnh như vùng có dịch, dịch máu tiết cơ thể, nước bọt, phân. Khi phát hiện trong người những triệu chứng như sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy, nôn da máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu âm đạo ở phụ nữ. Những trường hợp nặng thì có biểu hiện vật vã, kích thích, hôn mê, co giật, suy các tạng như thận, gan, tuần hoàn dẫn đến tử vong.
“Người dân nên bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức trước những thông tin khủng khiếp về loại bệnh này. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh, vệ sinh cá nhân, rửa chân tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Khi có dấu hiệu trong người như ho, sốt, mệt mỏi… thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi kịp thời tránh những biến chứng phát triển ở mức độ phức tạp nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.
Một bệnh nhân tử vong do virut Ebola được nhân viện y tế khử trùng, chôn cất |
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến hết ngày 10/8 đã phát hiện 1.779 trường hợp nhiễm virut Ebola, trong đó 961 người đã chết.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Ebola, sáng ngày 10/8, Bộ Y tế chính thức vận hành Văn phòng đáp ứng khẩn cấp nhằm kết nối với các tổ chức y tế thế giới, hỗ trợ các địa phương trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện virut Ebola xuất hiện ở nước ta.
Thêm đó, Bộ Y tế cũng đã chuẩn bị cung cấp các trang thiết bị, rà soát cơ sở cách ly, phương tiện vận chuyển cấp cứu, hóa chất chống dịch. Bộ cũng có kế hoạch mua khẩn cấp 10.000 bộ trang phục phòng hộ cá nhân, tổ chức tập huấn, diễn tập phòng chống bệnh dịch cho các cán bộ y tế và cơ sở y tế.