Ý nghĩa của câu nói là gì?
Góa phụ chính là chỉ những người phụ nữ có chồng nhưng chồng đã mất vì lý do nào đó. Với xã hội ngày xưa thì nếu phụ nữ góa chồng thì muốn đi thêm bước nữa là khó vô cùng. Mặt khác thời xưa vốn nam tôn nữ ti, đàn ông có vai trò quan trọng trong gia đình.
Thế nên khi một người phụ nữ mất chồng là chẳng khác nào họ mất đi cơ sở để sinh tồn, thân cô thân thế, trở nên yếu đuối. Hoàn cảnh sống ngày xưa của những góa phụ cũng hết sức khó khăn, thế nên nếu những người nghèo khổ mà tìm đến nhà của góa phụ để xin giúp đỡ thì sẽ khó xử cho cả hai.
Mặt khác câu nói: Chết đối cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ của người xưa cũng nêu ra một đạo lý cơ bản. Người xưa cho rằng nếu đàn ông mà gõ cửa nhà góa phụ thì sẽ gây ra những thị phi, phiền phức. Nếu người đàn ông thường xuyên đến nhà góa phụ sẽ bị lời bàn tán không tốt đẹp, ảnh hưởng danh tiếng của cả hai.
Thời xưa, góa phụ còn đáng giá hơn nữ nhân tái giá
Bên cạnh câu nói: Chết đói không gõ cửa nhà nữ nhân góa phụ thì người xưa cũng có câu: Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá.
Hiểu đơn giản là nữ nhân tái giá vốn không được người xưa coi trọng bằng góa phụ. Người xưa cực kỳ coi trọng tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Bên cạnh đó thì phụ nữ cũng coi trọng danh tiết của mình. Họ cho rằng một khi đã kết hôn thì phải giúp chồng chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, chung thủy, một lòng với chồng. Nếu phụ nữ bị nhà chồng bỏ thì chắc hẳn là họ đã phạm sai lầm lớn.
Nhưng góa phụ ở đây lại khác. Đây là hoàn cảnh bất khả kháng. Chẳng ai muốn chồng mình qua đời khi mình còn trẻ cả. Thế nên góa phụ nữ chẳng liên quan đến phẩm hạnh của người phụ nữ. Mặt khác có nhiều người góa phụ vẫn ở vậy nuôi con khôn lớn, sống với mẹ chồng hiếu thảo nên càng được người khác xem trọng.