Không sớm thì muộn sẽ rước bệnh vào người nếu vẫn giữ 5 thói quen khi rửa bát này

( PHUNUTODAY ) - Chỉ đơn giản là công việc rửa bát hàng ngày, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Dưới đây là 5 hành động trong quá trình rửa bát, chẳng những không sạch mà còn làm tăng gấp đôi lượng vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 1. Để ngâm bát đĩa lâu trong bồn rửa

Sau khi nấu ăn, thớt bẩn, miếng rửa bát, vòi nước hay bồn rửa đều có thể là nơi tích tụ một lượng vi khuẩn rất lớn, chắc chắn tồn tại rất nhiều rủi ro cho sức khỏe. Nếu tình trạng này cứ diễn ra liên tục như vậy, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu các tổn thương nghiêm trọng, gây ra các bệnh tiêu hóa thậm chí là ung thư. Việc ngâm bát đũa bẩn để qua đêm sẽ làm sản sinh một loại nấm màu vàng có tên Aspergillus, có khả năng gây bệnh ung thư gan. Cùng với đó, bát đũa chống lên nhau có thể nhiễm khuẩn chéo tạo thành nhiều loại nấm khác nhau.

Ngoài ra, có rất nhiều mang suy nghĩ ngâm bát nhưng đổ thêm nước rửa vào thì không còn lo nấm mốc nữa nhưng lại hoàn toàn ngược lại. Nó không những không thể diệt nấm mốc, vi khuẩn hoàn toàn mà còn tăng nguy cơ hóa chất ngấm sâu vào bát đĩa, nhất là bát đĩa gỗ mà người Việt chúng ta lại sử dụng đũa gỗ là chủ yếu. Dẫn đến việc ngâm bát đũa không chỉ nguy cơ bị ung thư gan, bạn còn có nguy cơ bị nhiễm độc, dần dần mắc các bệnh mãn tính khác mà không thể lường trước.

chuyen-gia-canh-bao-nhung-hanh-vi-pho-bien-khi-rua-bat-gay-hai-lon-den-suc-khoe-130d_result-1603529209-41-width640height427

2. Gom cả bó đũa chà xát với nhau

Để tránh cho đũa không bị nấm mốc hay ngấm nước thì nhà sản xuất thường có một lớp bảo vệ bên ngoài. Nhưng khi chúng ta gộp chung lại và chà xát như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ đó, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của những chiếc đũa dần trở nên thô ráp, tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra sau khi rửa đũa nhiều người không có thói quen lau khô mà cứ thế cho lên giá đũa, tạo ra môi trưởng ẩm ướt và là "thiên đường" cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt là có chất gây ung thư nghiêm trọng - aflatoxin cũng có thể được sản sinh. Cùng với đó, việc gom thành một nắm như vậy sẽ gây nên sự nhiễm chéo và ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người.

Vì vậy, khi rửa đũa mọi người hãy rửa từng chiếc hoặc với số lượng nhỏ, không chà xát chúng vào nhaU. Một tuần bạn nên khử trùng đũa một lần bằng cách cho vào máy khử khuẩn hoặc cho vào nước sôi (không áp dụng với đũa nhựa hay inox). Khi rửa sạch đũa rồi thì bạn nên lau khô và phơi nắng và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

meo-bao-quan-dua-go-khong-bi-moc-14

3. Không thường xuyên thay miếng rửa bát

Hàng ngày, khi bạn rửa bát, sẽ có rất nhiều mẩu thức ăn thừa và các chất bẩn khác vướng vào miếng rửa. Theo thời gian, miếng rửa bát trở thành ổ bệnh, là nơi cư trú của hàng tỉ loại vi khuẩn.

Không những thế, không ít người còn có thói quen sử dụng miếng rửa bát để lau chùi bồn rửa, mặt bếp, mặt bàn ăn và 1 vài vị trí khác trong bếp, điều này sẽ khiến cho lượng vi khuẩn tăng gấp nhiều lần. Nếu không thay miếng rửa bát thì bạn đang giúp cho vi khuẩn bám vào bát đĩa thay vì làm sạch chúng. Vì vậy, bạn nên giặt miếng rửa bát sau mỗi lần sử dụng và từ nửa tháng đến một tháng hãy thay miếng rửa bát mới để tránh vi khuẩn sinh sôi trong gian bếp.

anh-1-1501590858

4. Xếp vào tủ đóng kín khi bát đũa chưa khô

Sau khi rửa bát, hầu hết mọi người đều xếp ngay chúng vào tủ kín sau đó đóng chặt lại để tránh bụi. Điều này tưởng chừng là hành động rất cẩn thận nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nấm mốc rất cao. Vì vậy sau khi rửa bát bạn nên xếp bát đĩa ra rổ, đợi cho khô ráo thì mới xếp vào tủ. 

5. Lạm dụng quá nhiều nước rửa bát

Với những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều mỡ, nhiều người thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Mặc dù điều này có thể làm cho bát đũa sạch hơn nhưng những hóa chất còn sót lại thì rất khó để loại bỏ hết. Vì vậy khi sử dụng nước rửa bát bạn cần tráng thật kỹ với nước sạch hoặc hơn hết là sử dụng nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa. 

5-sai-lam-hay-mac-phai-khi-rua-chen-201910170957043823

Một số mẹo khi rửa bát cho sạch sẽ và an toàn

- Các vật dụng bằng tre, gỗ nếu dính dầu mỡ thì có thể ngâm chúng với nước nóng để khử khuẩn và rửa nhanh hơn.

- Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong và nồi khi dính dầu mỡ thì bạn nên ngâm qua với nước nóng pha thêm ít muối và rửa sạch lại với nước rửa chén.

- Khi các vật dụng bị mốc bạn nên vào nước nóng từ 2-3 lần. 

- Các vết ố vàng trên bát, ly thì bạn có thể ngâm chúng với nước nóng pha thêm giấm hoặc chanh để loại bỏ vết ố.

Theo:  xevathethao.vn copy link