Đầu bếp chia sẻ 3 cách để nhận biết rau muống có bị ‘ngậm’ hóa chất hay không

10:58, Chủ nhật 28/11/2021

( PHUNUTODAY ) - Rau muống xuất hiện nhiều trong các bữa cơm của người Việt tuy nhiên không nhiều người biết cách phân biệt rau muống sạch và rau muống “ngậm” hóa chất”.

Nhận biết thông qua hình dáng bên ngoài

Nếu bị phun quá nhiều hóa chất, rau muống thường sẽ có thân to hơn bình thường, lá đen, giòn. Loại rau này rất dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.

Buổi sáng khi mua rau bạn có thể thấy nó còn rất xanh tươi, ngon mắt nhưng để đến tối đã bị úa vàng. Thậm chí chúng còn có thể bị thối nát và không thể ăn được nữa.

Nhận biết thông qua màu sắc

Khi mua bất kể loại rau gì chúng ta đều muốn chọn bó rau xanh non mơn mởn. Khi chọn mua rau muống chị em nhớ không nên chọn rau có lá màu xanh đậm. Những mớ rau có lá màu xanh đậm rất có thể là do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì.

Nếu rau muống nhiễm chì chúng thường có thân hình to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.

Nhận biết thông qua mùi vị, thành phẩm sau chế biến

Rau ngon thì sau khi chế biến sẽ rất thơm ngon. Nhưng nếu rau muống bị nhiễm độc thì sau khi chế biến sẽ có vị chát, mùi hắc. Không chỉ vậy, rau trông non mơn mởn nhưng bạn lại mất nhiều thời gian để luộc chín.

Nếu rau muống được bón quá nhiều đạm thì khi luộc, nước luộc sẽ có màu đen. Dù bạn có vắt thêm chanh thì nước rau cũng không chuyển màu.

Một trường hợp khác cũng cho thấy rau chứa nhiều hóa chất là khi mới luộc nước rau có màu xanh nhạt. Đến khi nguội thì nước rau biến thành màu xanh đen, rau có vị chát.

Cách chọn rau muống ngon

Sau khi đã nhận biết được rau muống “ngậm” hóa chất, bạn cũng nên nắm cách chọn rau muống ngon.

Nên chọn những mớ rau ngon nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn sẽ giòn, ngon và an toàn hơn rau cọng to hơn bình thường. Bạn có thể ngắt thử cuống rau, rau muống ngon sẽ có vết nhựa loãng, rau này vẫn còn tươi, nên mua.

Bên cạnh đó, bạn không nên chọn những loại rau khi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa trên mặt của lá rất bóng và mướt. Rau như vậy có thể được bón nhiều đạm hoặc phân bón lá.

Khi chế biến rau nên rửa nhiều lần với nước sạch để loại bỏ các hóa chất còn sót lại trên rau. Khi rửa nếu thấy bong bóng nổi quá nhiều, rửa mãi không hết thì đó là rau có nguy cơ bị nhiễm hóa chất, không nên ăn.

Rau bị nhiễm chì thường để lâu không bị héo còn rau muống sạch chỉ để thời gian ngắn, kể cả để trong tủ lạnh cũng bị xuống nước, héo lá.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy