Các loại măng tươi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần của măng tươi chứa rất nhiều cyanid. Và chất này chính là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Đặc biệt, chất Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong.
Nếu như con người ăn phải loại măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - Đây là một chất cực độc với cơ thể.
Các loại giá đỗ không rễ
Những loại giá đỗ được sử dụng chất kích thích thường mập mạp, trắng nõn lại không có rễ, nhìn bề ngoài có hình thức đẹp, giá thành rẻ nhưng tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường đối với gan.
Nguyên nhân là các loại giá đỗ có chứa cực nhiều hóa chất tăng trưởng, chúng phát triển không phải bằng nguồn dưỡng chất từ đất, nước mà chúng lớn lên nhờ thuốc kích thích.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, các hóa chất từ thuốc kích thích sẽ ứ đọng trong giá đỗ, rửa bao nhiêu lần cũng sẽ không hết, và khi cơ thể con người hấp thụ sẽ từ từ ăn mòn từng tế bào gan, gây ung thư gan.
Rau dớn
Theo chia sẻ của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid có trong dương xỉ diều hâu là chất gây ung thư,
Theo NCBI, dương xỉ diều hâu hay còn gọi là rau dớn có chứa thành phần Pteridium aquilinum nên có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người ăn. Bên cạnh đó, nó còn ó chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác, nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.
Quả bí ngòi xanh
Trong quả bí ngòi xanh có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bản thân bí ngòi xanh, bí xanh không có chất gây ung thư, nhưng sau một thời gian dài chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tiết ra chất acrylamide gây ung thư cho con người. Đối với bí xanh thì cách nấu và nhiệt độ đặc biệt quan trọng. Bạn không nên nấu bí ngồi chín quá kỹ dễ gây ra chất acrylaminde không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu như quả bí ngòi sau khi chế biến có vị đắng, tê tê thì bạn không nên tiếp tục ăn mà nên vứt bỏ đi.