Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên chủ quan

( PHUNUTODAY ) - Viêm giác mạc là một bệnh đang bùng phát gần đây ở trẻ em. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh.

Nguyên nhân của viêm giác mạc ở trẻ em

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm giác mạc. Nguyên nhân đầu tiên là do có vật thể bị bắn vào mắt gây nên, nguyên nhân còn lại là do bị nhiễm virus, vi khuẩn hay bị nấm ký sinh. Một số loại rirus thường gây viêm nhiễm giác mạc như: Adenovirus (nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp trên), herpes gây bệnh thủy đậu hoặc zona…

Viêm giác mạc do vi khuẩn có xu hướng ít hơn so với virus. Đối với loại này, sự tổn thương thường bắt đầu từ các lớp ngoài của giác mạc sau đó tấn công sâu vào lớp bên trong làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực.

Dấu hiệu bệnh viêm giác mạc ở trẻ em

benhtreem.pntd1

1. Ngứa mắt, cộm mắt

Đây là dấu hiệu dễ thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ. Lúc này những tiết tố gây viêm sẽ khiến hai mi mắt dính lại, cảm nhận như có hạt bụi trong mắt gậy cộm, ngứa mắt và rất khó chịu. Bệnh nặng hơn sẽ còn làm bé cảm thấy việc mở mắt khó khăn hơn vì hai mi bị dính chặt lại và có nhiều gỉ mắt.

2. Đỏ mắt, mi mắt bị sưng

Mi mắt sưng nề là do mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ và gây phù nề. Thậm chí, còn có thể gây xuất huyết dưới kết mạc.

3. Nhạy cảm với ánh sáng

Khi các yếu tố gây viêm xuất hiện sẽ khiến mắt trở nên dễ chảy nước mắt và nhạy cảm hơn, nhất là với ánh sáng. Bé có thể nhận biết khi mở mắt đột ngột hoặc lúc mới ngủ dậy. 

Ngoài ra, khi bị viêm kết mạc, trẻ có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.

Nếu để lâu, kết mạc mi sẽ có thể xuất hiện lớp giả mạc che phủ gay ra những tổn thương nhú, hột ở kết mạc mi. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của trẻ giảm rất nhiều.

Điều trị bệnh viêm giác mạc

Trong trường hơp trẻ bị chấn thương mắt và có dị vật nào đó bắn vào trong mắt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được sơ cứu và lấy dị vật ra khỏi mắt càng sớm càng tốt.

Sử dụng nước muối sinh lí để rửa mắt hàng ngày cho trẻ. Trong trường hợp bệnh trở nên nặng, các bậc phụ huynh có thể dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc tiêm cho trẻ nhưng cần phải co sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo dõi bệnh tình của trẻ trong vòng vài ngày, nếu bệnh tình vẫn tiếp tục có chiều hướng xấu đi thì lúc này nên đến cơ sở y tế khám để bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Xem thêm:

1. Bí quyết giúp con học giỏi mà chẳng phải vất vả đi học thêm

Theo:  khoevadep.com.vn copy link