20 mẹo nuôi con nhàn tênh các mẹ nhất định phải biết

( PHUNUTODAY ) - Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc tây cũng được các bác sĩ khuyên dùng bởi đặc tính tác dụng phụ của thuốc. Muốn con lớn lên khỏe mạnh, mẹ hãy ghi nhớ 20 mẹo chăm sóc con an toàn, hiệu quả này nhé

 1. Mẹo hay dỗ bé ngủ bằng hôn, vuốt ve

Đêm đã khuya mà bé vẫn muốn thức chơi, mẹ hãy hôn nhẹ nhàng tới tấp vào hai lòng bàn tay của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng 5 đầu ngón tay vuốt nhẹ đầu con từ trán ra sau gáy, vòng quanh đầu. Làm mẹo này một hồi liên tục, bé sẽ lim dim, nằm yên hoặc đòi bú và dần đi vào giấc ngủ.

35a450e48e543e.img

2. Đừng sợ bé bị đói mà ép ăn cũng là một mẹo hay

Trẻ nhỏ sẽ ăn khi chúng cảm thấy đói. Vì vậy, mẹ không nên ép bé ăn, lâu dần sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý sợ ăn uống, cứ thấy chén, muỗng là trốn tránh, khóc lóc.

3. Mẹo hay chữa ngứa bằng cháo yến mạch

Trẻ bị ngứa ngáy, rôm sảy, mẹ mua yến mạch về nấu cháo rồi xay nhuyễn (có thể mua loại bột mịn về nấu để khỏi mắc công xay), cho cháo vào một túi vải và đặt trong chậu tắm của bé. Yến mạch sẽ xoa dịu làn da mỏng manh của bé và giảm ngứa tức thì.

4. Mẹo hay mẹ làm khi con bị thủy đậu

Mẹ tắm cho con bằng nước sạch ấm và chút sữa tắm dành cho da bé nhạy cảm. Tắm xong lau khô và bôi thuốc xanh vào liền (có thể bôi ngay khi mụn mới xuất hiện cho tới khi vỡ và lành hoàn toàn). Bí quyết hay này sẽ giúp con mau khỏi bệnh và ít để lại sẹo xấu trên da.

5. Mẹo hay dùng soda để dọn dẹp nôn trớ

Mẹ xát bột soda vào chỗ bé nôn trớ thì mùi hôi ngay lập tức sẽ không còn nữa. Cách này mẹ cũng có thể áp dụng cho những lần bé tè trên các vật dụng khó giặt rửa như đệm, ghế trường kỷ…

6. Mẹo hay đặt chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ đề ngừa bệnh hô hấp

Mỗi khi thay đổi thời tiết, bé thường bị ho từ 1 đến 2 tuần. Nếu mẹ đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng bé thì con sẽ chỉ ho tối đa 2 ngày mà thôi. Mục đích của mẹo hay này là để giữ cho phòng của bé không bị quá khô các mẹ nhé!

7. Mẹo hay dỗ bé nín khóc bằng vòi hoa sen

Bé khóc gay gắt dỗ hoài không nín, mẹ đem chiếc ghế ăn vào phòng tắm rồi cho con ngồi vào ghế. Tiếp theo, mẹ bật vòi nước chảy rào rào, khung cảnh ấm áp có mẹ bên cạnh sẽ khiến bé thích thú và ngừng khóc. Cách hay này được khá nhiều mẹ sử dụng và thấy con nín rất nhanh.

8. Mẹo hay xoa dầu vào lòng bàn chân để trị ho

Ban đêm, mẹ xoa tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé để giữ ấm, giảm ho và giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu thiên nhiên chấm vào 4 góc gối để bé ngủ ngon, ngừa cảm bệnh, ngừa muỗi chích.

9. Mẹo hay mẹ làm khi con bị méo đầu

Này là mẹo dân gian mà thôi. Mẹ bế con đụng nhẹ vào tường, vừa đụng vừa nói “đụng đầu vào tường”. Bé trai mỗi lần đụng 7 cái, bé gái 9 cái thì đầu con sẽ dần tròn lại. Tuy vậy, cách này chỉ là mẹo các mẹ truyền tai, không theo khoa học gì cả. Vì vậy mẹ cân nhắc áp dụng nha!

10. Mẹo hay khi con chậm biết đi

Mẹ mua con cá lóc (có nơi gọi là cá quả, cá chuối) đập thật nhẹ vào mắc cá chân con. Bé trai làm 7 cái, bé gái làm 9 cái thì con sẽ nhanh biết đi hơn. Lại thêm một mẹo dùng cho trẻ sơ sinh, không ai chứng thực nhưng không ít mẹ đã thử và thành công đấy!

11. Mẹo hay để con ăn dặm ngoan, háu ăn

Khi con được 3-4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cơm thì giả vờ đưa muỗng, đũa vào miệng con như đang cho con ăn vậy. Làm như vầy sẽ khiến bé thích thú, quen dần đũa muỗng, mai mốt được cho ăn sẽ ngoan hơn, không thấy lạ lẫm nữa.

12. Mẹo hay giúp bé mọc răng không sốt

Con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy lá hẹ hoặc giá đỗ giã nát, vắt lấy nước đó rơ lợi cho con, vừa rơ vừa đọc “mọc răng như giá, mọc răng không sốt”. Bé trai đọc 7 lần, bé gái đọc 9 lần.

13. Mẹo hay để bé đi ra ngoài về không quấy khóc

Lúc đi, mẹ bọc trong người một củ tỏi. Có thể gỡ 1 tép tỏi bỏ vào túi nhỏ dùng kim băng đính vào áo bé. Mẹo hay này sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ lột vỏ tép tỏi, bấu cho trầy để mùi tỏi tỏa ra thoang thoảng sẽ kháng khuẩn không gian rất tốt. Hoặc mẹ dùng son, nhọ nồi quẹt một chấm trên trán bé để “đánh dấu”.

14. Mẹo hay chữa bé bị táo bón, rặn mãi không ra

Mẹ tước cọng mồng tơi ngoáy vào hậu môn cho con, bé sẽ đi ị dễ dàng.

15. Mẹo hay khi bé bị tiêu chảy

Mẹ ăn cà rốt, chuối xanh hoặc hãm đọt ổi tương tự như hãm trà, uống nước đó rồi sau đó cho con ti.

16. Mẹo hay chữa cảm cúm, nghẹt mũi cho bé

Mẹ nướng tỏi ép lấy nước pha loãng cho bé uống sẽ đỡ. Dùng tỏi giã nát cho vào ly nhỏ, rót vào tí nước sôi để khói có hương tỏi bốc lên, cho bé xông mũi bằng khói đó sẽ hết nghẹt mũi.

17. Mẹo hay áp dụng khi bé bị sốt

Mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) hoặc lá cây rau diếp cá đắp vào gan bàn chân, tay, trán cho con sẽ đỡ sốt.

18. Mẹo hay giúp bé sơ sinh sáng mắt, khỏe đường ruột

Sinh xong, hằng ngày, vào hai bữa cơm trưa và tối, mẹ hấp một chén đu đủ chín + xíu đường để ăn tráng miệng.

19. Mẹo hay khiến con dễ nuôi, ít quấy khóc

Khi đưa con từ viện về, mẹ trải chiếu dưới đất rồi đặt con nằm đó một lúc cho quen hơi nhà rồi mới bế lên giường. Đây cũng là mẹo dân gian truyền miệng được khá nhiều bà đẻ áp dụng.

20. Mẹo hay chữa hóc xương cá cho bé

Nếu chẳng may bé bị hóc xương cá nhỏ, mẹ có thể cho con ngậm một viên kẹo C hoặc uống nước chanh, ngậm một lát chanh để làm xương mềm (hoặc tan), trôi xuống dễ dàng.

Ngoài những mẹo chăm sóc con được các bà mẹ có con chia sẻ, bạn cũng nên ghi nhớ các nguyên tắc để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ dưới đây:

- Nuôi con bằng sữa mẹ

Bú sữa mẹ càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.

- Tiêm vắc-xin

Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!

- Giữ ngôi nhà của bạn thật an toàn với trẻ

Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, đặt những vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy….

antoanchobe-640

- Pha sữa đúng cách

Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.

- Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn

Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ sang cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 – 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!

- Luôn có sẵn paracetamol trong nhà

Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy nhờ bác sỹ tư vấn, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng.Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 – 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.

- Giấc ngủ thật sâu

Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày.Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hormone tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển đầy đủ các kỹ năng xã hội.

- Thường xuyên vui đùa với bé

Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn. Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn.Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng sẽ như thế mà!

- Tập cho bé ngủ đúng giờ

Để cải thiện giấc ngủ, trẻ em cần tập ngủ đúng giờ giấc từ khi còn nhỏ. Hãy thử tập cho bé một chu kỳ như sau cho mỗi đêm: uống 1 cốc sữa, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo ngủ, chúc ngủ ngon, nghe một câu chuyện ngắn, dỗ dành và từ từ tắt đèn. Hãy luôn khuyến khích con bạn tự đi ngủ và ngủ ở giường riêng của chúng.

- Rửa tay sạch

Tập thói quen rửa tay thật sạch trước và sau khi ẵm bé, đề phòng trường hợp bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho bé, hoặc từ tã của bé sang cho người khác.

- Cho con uống nhiều nước

Dỗ ngọt và động viên con bạn tập thói quen uống nước lọc mỗi khi khát cho đến khi bé ngưng bú mẹ. Tránh việc đưa những đồ ăn thức uống có chứa đường vào khẩu phần của bé hết mức có thể. Điều đó sẽ giúp bé định hình khẩu vị và từ chối những đồ ăn ngọt.

- Chú ý đến mọi sự phát triển trong cơ thể bé

Những vấn đề với thị lực, thính giác hay những phát triển tổng quát sẽ dễ dàng được chữa trị hơn nếu chúng được phát hiện sớm.

- Tập cho bé vận động nhiều

Ngay khi trẻ biết cử động, hãy động viên con càng năng động càng tốt. Ở lứa tuổi này, hoạt động là rất quan trọng để giúp tim, cơ chân tay và phổi phát triển tốt...

Xem thêm:

1.

"Lọ nước thần thánh" giúp chữa đến 20 loại bệnh cơ bản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.

Mẹ bầu hết đau dạ con, xóa tan mỡ bụng sau sinh chỉ với một nắm lá ngải cứu?

3.

Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh

Theo:  khoevadep.com.vn copy link