Đầu năm đi lễ chùa, miếu phủ có nên đặt tiền thật lên ban thờ? Nhiều người làm sai tài lộc bay mất

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người đi lễ đầu năm ở các cơ sở tôn giáo thường đặt tiền thật lên ban thờ thậm chí đặt ở đĩa hoa quả đĩa bánh kẹo. Điều này có thực sự thu hút tài lộc như nhiều người muốn?

Đi lễ đầu năm không chỉ là du xuân vui vẻ mà còn là những nghi lễ phong thủy mà nhiều người thực hiện để mong muốn mang lại tài vận tốt lành làm ăn phát đạt trong năm mới. Với mong muốn đó nhiều người cho rằng lễ thành tâm, lễ vật càng to càng giá trị thì càng dễ được thần phật chứng giám, phù hộ độ trì.

Nhiều người đi lễ tứ phương hết đình chùa miếu phủ, ở đâu cũng đặt tiền thật lên ban thờ, thậm chí đặt vào tay tượng, các ban nào cũng có đĩa đặt tiền, không thì đặt vào kẽ nải chuối, hoa quả bánh kẹo. 

di-le-dau-nam-dat-tien-that

Tiền thật có phải vật phong thủy?

Tiền là đại diện cho tài sản năng lượng. Tiền còn là tài sản quốc gia. Tiền rất quan trọng. Nhiều người mong muốn đặt tiền lên lễ cầu xin linh nghiệm, sau đó hạ tiền đó thụ lộc rồi cất vào ví để mong năm mới ví đầy tiền, làm ăn gặp may mắn phát tài phát lộc. Nhiều người cho rằng những tờ tiền đã đặt lên thắp hương rất linh nghiệm như bùa hộ mệnh nên cất cẩn trọng trong ví không tiêu để mong tài lộc luôn ở trong ví. 

Thế nhưng trong phong thủy, tiền không phải lễ vật thờ cúng. Do đó không nên đặt tiền lên ban thờ. Tiền là vật ngang giá để mua đồ cúng. Do đó đặt tiền ở ban thờ không cần thiết. Nếu muốn thực hiện công đức tạo phước đức thì nên để tiền vào hòm công đức. Hơn nữa việc đặt tiền thật ở ban thờ mang tính chất báng bổ tôn giáo, mua chuộc thần linh. Đi lễ thần Phật là cầu xin máy mắn, xám hối làm điều tốt lành để tăng thêm phước đức, may mắn từ phước mà ra. Do đó nên tránh việc đặt tiền thật lên ban thờ cúng.

Tiền thật để trong ví không luân chuyển cũng không mang lại năng lượng tốt. Tiền cần được luân chuyển mới tạo ra giá trị gia tăng, tạo thặng dư. 

nhet-tien-tay-phat-thanh

Hơn nữa việc đặt tiền lễ thật ở những nơi đông đúc, không khéo lại nhầm lẫn của người này người kia nên không hợp phong thủy.

Tiền trong quá trình lưu thông dễ bị nhiễm khuẩn nên đặt tiền thật lên ban thờ có thể gây nhiễu trường khí nơi thờ cúng, đó là điều không nên. Đặt tiền cũ bẩn lên ban thờ còn mang đại kỵ làm trường khí nhiễu loạn, tà khí xả ra khu vực thờ, không tốt về phong thủy. Không nên đặt tờ tiền dính bẩn, vẽ bậy, tiền cũ có mùi tanh dính bẩn khi mua bán sẽ gây tăng khí xấu khu vực thờ.

Đặt tiền giấy thật nơi thờ tự không cẩn thận còn làm rơi vào bén lửa từ hương nhang đang cháy, gây hỏa hoạn, tài lộc chưa thấy lại thấy đại kỵ. Do đó bạn nên xem xét kỹ giữa việc đặt tiền thật tại ban thờ với việc làm công đức để tạo thêm phước đức.

co-nen-dat-tien-that-di-le-dau-nam

Đi lễ đầu năm nên chú ý để mang lại vận may

Đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện sự tôn kính thần linh, Phật thánh. Đi lễ đầu năm còn là du xuân vui vẻ mang lại tinh thần thư thái để khởi đầu một năm vui vẻ, thoải mái. Do đó khi đi lễ đầu năm cần chú ý lời ăn tiếng nói, tránh va chạm, tránh nóng nảy. Đặc biệt khi đi lễ nên kiêng uống rượu bia để tránh gặp họa trên đường đi. Nơi chốn lễ đông đúc nên giữ lời khiêm nhường tránh va chạm xô xát ngay đầu năm.

Lễ vật đi lễ đầu năm nên chọn lựa cẩn trọng thành tâm, đặc biệt lễ mặn như thịt quay, gà, vịt xôi, thịt, bánh đúc... khi mua ở những điểm tôn giáo cần chú ý xem xét kỹ để tránh mua phải hàng làm lâu ôi thiu, thụ lộc lại rước họa bệnh tiêu hóa.

Khi đi lễ đầu năm nên tránh những địa điểm quá đông đúc chen chúc, tránh thắp hương nhiều, chú ý khấn vọng từ xa tránh xô đẩy đốt hương làm hỏa hoạn, tai nạn.

Người xưa dạy lòng thành hơn cỗ đầy, vái vọng hơn chen lấn xô đẩy tranh giành trước thần Phật. Do đó đi lễ đầu năm cầu may mắn cần chú ý thái độ lời ăn tiếng nói tâm thế để tránh cầu may thành cầu họa.

*thông tin mang tính chất tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link