Đầu năm nên đi chùa vào ngày nào để cả năm 2022 mạnh khỏe, bình an

11:00, Chủ nhật 30/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Việc chọn ngày tốt để đi lễ chùa đầu năm cũng được mọi người khá quan tâm và chú trọng mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vậy bạn có biết, năm Nhâm Dần 2022, đi chùa đầu năm ngày nào đẹp để mọi sự hanh thông, sở cầu như nguyện?

1 - Nên đi chùa vào mùng mấy đầu năm?

Đi chùa mùng 1 Tết

Theo phong tục xưa của người Việt, việc lên chùa vào mùng 1 Tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí họ sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Họ cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Nên đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.

Untitled

Đi chùa mùng 2, 3 Tết

Có quan niệm cho rằng, ngày mùng 2 và mùng 3 Tết là lễ đón Hỷ thần (Vị thần mang lại may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần (Vị thần ban phước cho công danh, tài lộc).

Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ, hứa hẹn cả năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Đi chùa ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán

Ngoài ngày 1,2,3 người dân thường xuyên đi lễ chùa thì nên đi chùa vào ngày nào khác nữa? Thông thường, mùng 4 Tết Nguyên Đán là ngày các gia đình Việt Nam chào đón các vị thần bắt đầu hạ giới từ thiên đình về cai quản năm mới.

Do đó, người Việt quan niệm nếu thành tâm thì bất cứ điều gì xin trong ngày này đều sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực. Mùng 4 dịp Tết Nguyên Đán được xem là này cầu gì được nấy, những người muốn cầu duyên nên chọn ngày này để lên chùa.

Đi chùa mùng 6 Tết Nguyên Đán

Ông bà ta quan niệm ngày mùng 6 Tết là ngày bình an. Đây cũng là ngày tốt để xuất hành các chuyến đi xa. Do đó, đi chùa vào ngày này, người đi chùa sẽ cầu xin lộc bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.

2 - Sắm lễ đi chùa ngày Tết cần những gì?

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật khi đi chùa cầu an đầu năm là điều tối thiểu bất cứ ai cũng cần nắm được. Khi đi chùa, tín chủ cần chuẩn bị lễ chay bao gồm: xôi, chè, hoa quả,... Tuy nhiên với các ngôi chùa có thờ Thánh Mẫu hay Thần Linh, bạn có thể chuẩn bị thêm các lễ vật mặn như (giò, chả, thịt gà,…). Ngoài các ban này, lễ vật mặn cần tránh đặt ở các khu vực thờ Phật điện trong chùa.

Ngoài ra, lễ vật bạn không nên đặt tại khu Phật chính điện, hãy đặt chúng ở ban Thần Linh, Thánh Mẫu chính. Tiền cúng nên bỏ vào các hòm công đức, tuyệt đối không nên đặt tiền bạc vào lễ vật dâng. Các loại hoa quả khi chuẩn bị dâng lên chùa ngày Tết, bạn không nên mua các loại hoa dại hay hoa tạp. Hãy lựa chọn các loài hoa quen thuộc dùng khi cúng bái như hoa sen, mẫu đơn hay hoa huệ,… là tốt nhất.

Trước khi tới chùa dâng hương, bạn hãy giữ chay tịnh cho bản thân đồng thời làm nhiều việc thiện. Bên cạnh các lưu ý trên, trước khi tới chùa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ văn khấn. Bạn nên tham khảo các bài văn khấn trong sách hoặc từ các vị sư tăng để có bài khấn chuẩn nhất.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Mộc