Không ăn đậu phụ thay rau
Thói quen của rất nhiều người cho rằng đậu phụ rất mát, lại có nguồn gốc thực vật nên có thể sử dụng thay rau ăn hàng ngày. Bởi vì họ cho rằng đậu phụ làm từ đậu nành thì sẽ giống như rau bởi vẫn làm từ thực vật mà thành. Nhưng trên thực tế điều này là không đúng, bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ. Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.
Không ăn đậu phụ thay thịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đậu phụ được gọi là "thịt thực vật" vì rất giàu protein nên nhiều người nghĩ có thể ăn thay thịt, vừa an toàn và rẻ tiền hơn. Nhưng trên thực tế, cái gì ăn nhiều cũng không tốt và mỗi một loại thực phẩm sẽ bổ sung một loại dinh dưỡng khác nhau. Và đây là những sai lầm cần sớm thay đổi, bởi hàm lượng và tỉ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không phải là hoàn toàn đầy đủ… Vì vậy khi ăn đậu phụ vẫn cần phải ăn kèm với một số loại protein như trứng và thịt.
Không ăn khi cơ thể thiếu máu, thiếu i-ốt
Trong thành phần dinh dưỡng của đậu phụ rất giàu protein thực vật, ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu hóa không tốt, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng v.v... Bởi vậy, nếu như bạn đang thiếu máu, hay thiếu i ốt thì không nên ăn nhiều đậu phụ kẻo bệnh tình thêm nặng hơn.
Đậu tương để làm đậu phụ hàm chứa một loại chất gọi là saponins. Chất này thúc đẩy I-ốt trong cơ thể bài tiết. Trong thời gian dài ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây ra thiếu I-ốt và gây ra các bệnh do thiếu I-ốt.
Không ăn khi mắc bệnh thận
Theo các chuyên gia gia chia sẻ đối với người cao tuổi, người bị bệnh thận thì khả năng bài tiết chất thải của thận kém đi, lúc này nếu không chú ý ăn uống, ăn đậu phụ hằng ngày, tức là dung nạp quá nhiều protein thực vật sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều chất thải chứa nitơ, tăng thêm gánh nặng cho thận, làm cho chức năng của thận lão hóa hơn, không có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, đối với người mắc bệnh gout cũng nên hạn chế, đề phòng tăng axit uric trong máu, khiến triệu chứng bệnh gout xuất hiện nặng hơn.