Dạy con như Hoàng đế Khang Hy: Muốn tài có tài, muốn đức có đức

( PHUNUTODAY ) - Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Khang Hi là một trong những vị vua vĩ đại nhất. Ông giỏi việc cai trị đất nước, chăm lo đời sống con dân và là một người cha mẫu mực, có những phương pháp dạy con độc đáo, còn lưu truyền đến hàng nghìn năm sau.

Khi nói về cách dạy con của vua Khang Hy, ai cũng đều ngưỡng mộ và thán phục. Ông luôn tận tụy, tranh thủ mọi thời gian không kể sáng hay tối, đều đặn tự mình nhắc nhở, kiểm tra việc học tập của tất cả các hoàng tử và cách cách.

khang hy 1

Hoàng đế Khang Hy từng khẳng khái nói trước tất cả các quan trong triều rằng: "Phục sự trọng trách tổ tiên để lại, muốn chọn được người tài giỏi xây dựng đất nước, kế nghiệp giang sơn, trước tiên việc giáo dục các hoàng tử chưa bao giờ ta dám khinh suất dù chỉ là từng khắc.

Trời chưa sáng, trẫm đích thân đốc thúc việc đọc kinh thư từ Đông Cung thái tử đến các hoàng tử và cách cách. Chiều buông xuống, khi các con cần phải học chữ, luyện võ, bắn cung, dù đông qua xuân đến, năm này đến tháng khác, chưa có một ngày trẫm không lo về việc học của các hoàng tử".

Ngoài việc đốc thúc học tập, muốn các con khỏe mạnh và có dày dặn kinh nghiệm hơn, Hoàng đế Khang Hy thường dẫn các con cùng đi săn, đi thị sát hay thậm chí là các cuộc chiến tranh. Qua những chuyến đi đó ông thấy được rõ sự thông minh trong trí tuệ và nhân cách của từng đứa con. Từ đó ông có thể chọn ra được người kế vị mình.

Châm ngôn của Khang Hy khi lựa chọn thái tử kế vị: "Cai trị đất nước chính là làm cho nó sống thịnh, nếu như nó chết tức là ta sẽ chết".

Mong muốn của nhà Khang Hy Đại đế qua câu nói đó là xây dựng một đất nước "Thái bình thịnh trị, dân giàu nước mạnh". Vị vua làm được điều này phải có tài và có đức. 

Vậy nên, cách lựa chọn thái tử cũng kĩ lưỡng và tiên tiến hơn với những triều đại trước. Khi đến tuổi trưởng thành, tất cả các hoàng tử của Khang Hy đều phải hiểu được tình hình chính trị của đất nước. Mặc dù thân phận là hoàng tử nhưng ông vẫn giao cho họ những chức nhỏ ở các bộ phận khác nhau trong triều đình, hoặc cử đến những vùng địa phương để xem tình cảnh của dân chúng ở đó như thế nào.

Qua quá trình làm việc, tính cách, khả năng, trình độ, ứng xử của từng người sẽ được bộc lộ rõ ràng nhất. Chính từ những điều đó, Hoàng đế Khang Hy sẽ lựa chọn được người thừa kế chính xác và công bằng nhất không chỉ dựa vào linh tính của mình mà còn muốn được sự ủng hộ của bách tính.

Cẩn thận lúc vô sự, trầm tĩnh khi hữu sự

Empty

Sinh thời, Khang Hy Đại đế từng nói: "Cẩn thận lúc vô sự, trầm tính khi hữu sự". Ý muốn nói những ngày tháng còn yên bình, đừng vội ung dung, hãy chuẩn bị, lo lắng trước những khó khăn, giông bão sắp đến. Khi có sự việc xảy ra, bình tĩnh, an nhiên vô sự, khi đó tâm trí mới tĩnh để nghĩ ra cách gỡ rối những vấn đề trước mắt.

Các bậc cha mẹ nên lưu lại bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh và áp dụng với trẻ nhà mình, việc này không chỉ giúp cho mọi việc diễn ra trong cuộc sống của trẻ trở nên dễ dàng hơn, mà còn rất hữu ích với cuộc sống sau này của trẻ. Nó sẽ tạo nên tính cách kiên cường mà cha mẹ đang cố gắng để xây dựng nơi trẻ. Vì vậy, từ giờ trở đi khi trẻ có va chạm hay vấp ngã thì đừng vội lo lắng hay hoảng sợ.

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ hiện đại cũng áp dụng bài học quý báu này của vị Hoàng đế đại tài.  Ngoài việc dạy về học hành sách vở, võ thuật, ông còn chú ý cách chỉnh đốn đạo đức, liêm chính và tình yêu thương cho các con của mình. Dù là bậc hoàng đế, cao cao tại thượng nhưng ông vẫn luôn mong muốn nuôi dạy và yêu thương con mình thật tốt, trở thành tấm gương cho thiên hạ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link