Đi Chùa Hà cầu duyên chuẩn bị lễ vật này: Thành tâm cầu được ước thấy, 2023 sớm 'lên xe hoa'

10:01, Thứ năm 22/12/2022

( PHUNUTODAY ) - Dù ở gần hay ở xa, người ta cứ tâm niệm rằng, đến chùa Hà "xin vía" người yêu, cùng với hy vọng "Chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi".

Lịch sử Chùa Hà cầu duyên nổi tiếng

Địa chỉ: Ngõ 86 Phố Chùa Hà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Hà (Thánh Đức Tự) thuộc làng Dịch Vọng (làng vòng) là một ngôi chùa thuộc khu phố cùng tên của Hà Nội.

Tương truyền, Chùa Hà được vua Lê Thánh Tông xây dựng để tưởng nhớ các đại thần như Nguyễn Trãi, Đinh Liệt,...đã giúp đỡ mình lên ngôi vua. Theo đó, cùng với đình Bối Hà - nơi thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành đã tạo nên cụm di tích Đình - Chùa Hà độc đáo và vô cùng nổi tiếng.

Người ta tương truyền với nhau rằng “Tới chùa Hà lẻ bóng nhưng khi về lại có đôi”. Cũng chính vì lẽ đó mà rất nhiều bạn trẻ đã tới đây dâng hương cầu duyên và trở thành điểm đến tham quan thu hút du khách của Hà Nội. Đặc biệt là vào dịp lễ tết, mùng 1 thì càng đông đúc hơn cả.

Cũng chính vì lẽ đó, ngôi chùa này không những là địa điểm tham quan nổi tiếng mà còn là nơi đi lễ cầu duyên của đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt trong những ngày rằm cận Tết.

Đi chùa Hà cầu duyên cần chuẩn bị lễ vật gì?

Thông thường chùa Hà vào mùng 1 và 15 âm lịch sẽ rất đông người tới dâng hương. Vậy nên sẽ rất khó khăn để bạn đi lễ và cầu khấn. Hãy chọn những thời điểm vắng vẻ để tới và cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:

Mâm lễ bàn Tam Bảo: Chuẩn bị nhanh thơm, hoa tươi, nên, trái cây sạch, bánh kéo và sớ riêng dành cho bàn Tam Bảo. Vì là bàn thờ Phật nên tuyệt đối không được để đồ mặn hay tiền vàng.

images (39)

Mâm lễ bàn Đức Ông: Tiền vàng, thuốc, trà thơm, rượu, các món mặn như xôi trắng, giò và sớ riêng cho mâm lễ bàn Đức Ông. Nên chuẩn bị thêm một thếp tiền vàng để bày tỏ lòng thành kính.

Mâm lễ bàn thờ Mẫu: Tiền vàng, 5 bông hoa hồng tươi màu đỏ, bắt buộc phải có trầu cau, tiền lẻ công đức, bánh kẹo và sớ xin duyên. Nên nhờ ông cụ bên ngoài cổng chùa viết sớ nhé.

Hành lễ và khấn vái

Thứ tự sắp xếp mâm cúng dâng lên sẽ là dâng ban Tam bảo và ban Đức Ông tại gian thờ chính trước, sau đó mới dâng lễ ở Điện Mẫu.

Khi dâng lễ, nên thắp 5 nén hương để khấn ở khu hóa vàng ( khu châm hương). Thứ tự thắp hương bao gồm: 1 nén ở lư hương, 1 nén ở bàn thờ Tam Bảo, 1 nén bàn thờ Đức Ông, 1 nén ở Đức Thánh Hiền và cuối cùng là 1 nén nhang ở Điện thờ Mẫu. Lưu ý khi thắp hương thì phải khấn 3 vái trước khi thắp.

Nên khấn lễ theo thứ tự sau: Bàn thờ Đức Ông cầu tài lộc, công danh sự nghiệp. Bàn thờ Tam Bảo cầu bình an cho gia đình và cuối cùng là Đức Thánh Hiền. Vái 3 lạy ở ban Đức Hộ Pháp bên trái trước, sau đó vái tiếp 3 lạy ở hai vị Thập Nhị Diêm Vương hai bên.

Sau khi dâng hương ở thờ chính, bạn đến Điện thờ Mẫu để cầu duyên. Khấn theo bài văn đã chuẩn bị. Bạn có thể ghi sẵn ra giấy sau đó đến nơi hóa lễ để hóa bài khấn. Tiếp theo bạn vái ban Ngũ Hổ, các Quan Âm Dinh và vái ban Sử Tổ bên phải cùng với ban Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái 3 lạy. Tiếp theo ra cổng chùa vái hai vị trông cửa chùa 3 lạy.

Sau cùng bạn lễ tạ các ban thờ trong chùa và vái để xin hóa sớ và tiền vàng là hoàn tất.

images (38)

Lưu ý gì khi tới chùa Hà cầu duyên?

Tới chùa Hà cầu duyên nên đi một mình. Mâm lễ chuẩn bị đơn giản, không cần cầu kỳ, thành tâm là được. Nên ăn mặc kín đáo, quần dài. Tắt chuông điện thoại. Không khấn to và làm ồn.

Chọn ngày lành để đi cầu duyên. Nên chọn thời điểm không quá đông đúc để đi

Đi lễ tại chùa Hà thì không đi tại các ngôi chùa khác.

Khấn thành tâm và xin gặp người tâm đầu ý hợp với mình.

Có thể thuê người viết sớ ở bên ngoài viết sẵn

Chuẩn bị mâm lễ từ nhà

Đi Chùa Hà cầu duyên có thật sự thiêng không?

Chùa Hà được xây dựng thành từng khu riêng biệt. Một khu để để thờ Phật và một khu riêng để thờ Thánh Mẫu. Bạn có thể tới đây để cầu nguyện các vị Đức Ông, Các vị Phật, Đức Thánh Hiền, tam tòa Thánh Mẫu sự bình an, may mắn và tình duyên trọn vẹn.

Vậy, cầu duyên ở chùa Hà có thiêng không? Chùa Hà nổi tiếng là một nơi cầu duyên linh nhất tại Hà Nội. Người Hà Nội thường có câu: Cầu công danh thì đi lễ phủ Tây Hồ, cầu bình an thì tới chùa Trấn Quốc, cầu duyên thì nhất định phải tới chùa Hà.

Thực tế để nói cầu duyên ở chùa Hà có thiêng không thì không thể nói một cách chính xác được.

Cầu tình duyên ở chùa Hà có nhiều câu chuyện ứng nghiệm, mà cũng lắm sự hụt hẫng. Có người đến cầu duyên mà chưa đầy một tháng sau đã có người yêu, có người thì tháng nào cũng đến, đến nỗi những cụ bà chấp tác ở chùa đã “nhẵn mặt” mà vẫn chưa nên cơm cháo gì.

Bởi vậy, có tâm khởi phát, cầu an yên, mong duyên lành là điều tốt. Tuy nhiên, không nên quá đặt nặng chuyện được hay không mà dẫn tới những điều tiêu cực hay hành động “phỉ báng” chốn chùa.

Xin duyên ở chùa Hà không đơn thuần chỉ là tình yêu trai gái, mà còn là những duyên lành khác trong cuộc sống. Những người chúng ta sẽ gặp trong đời, những mối duyên đẹp đẽ ấy sẽ viết tiếp câu chuyện cuộc sống của mỗi người, họ có thể là tri kỷ, là quý nhân giúp đỡ trong công việc, là bạn bè thân thiết tâm đầu ý hợp,... Đôi khi, cầu duyên ở đây chỉ là việc mở rộng tấm lòng để đón nhận những điều mới mẻ sẽ xuất hiện trong cuộc sống của mình mà thôi.

Kể cả việc chưa thành, nhất định là trời xanh có sự an bài khác cho mình. Việc của mình là sống thật tốt, thật trọn vẹn những khoảnh khắc của hiện tại. Sống bao dung, tích cực sửa sang, bồi dưỡng tâm hồn để tạo thiện duyên. Thần linh “luôn nghe được” tấm chân tình của người đến xin duyên, có lẽ là đợi đến thời điểm thích hợp, sẽ đưa đường dẫn lối cho duyên lành đến với những ai mong cầu.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc