Dịch sở có nguy cơ bùng nổ tại Hà Nội: Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh sởi ai cũng phải biết kẻo muộn

( PHUNUTODAY ) - Dịch sở có nguy cơ bùng nổ tại Hà Nội: Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh sởi ai cũng phải biết kẻo muộn nhớ tìm hiểu ngay.

dau-hieu-som-benh-soi

 

Trrong khi số ca mắc bệnh sốt xuất huyết giảm, số trường hợp mắc sởi lại tăng lên. Báo cáo của sở Y tế TP.Hà Nội cho thấy, từ ngày 23 đến 29/10, thành phố ghi nhận 789 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 73 trường hợp so với tuần trước đó. Hiện, Hà Nội đã khống chế được 5.042/5.243 ổ dịch (chiếm 96,2%).

Tuy nhiên, tuần qua trên địa bàn đã có thêm 11 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 43 trường hợp, trong đó một trường hợp tử vong.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cho biết: Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, sởi là bệnh do vi rút, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên hoàn toàn có nguy cơ bị tử vong. Bệnh sởi không phải bệnh nặng nhưng biến chứng của nó thì cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ như biến chứng viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng, tiêu chảy...Đối với bệnh sởi thì phải tiêm đúng 2 mũi, một mũi 9 tháng và một mũi 18 tháng, nếu tiêm muộn có thể bị mắc bệnh.

Những dấu hiệu bệnh sởi dễ nhận biết nhất:

- Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi… Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.

- Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi….và lan dần xuống chân cho đến hết.

- Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo triệu chứng sốt cao. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội khuyến cáo, đối với những trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ thì cha mẹ cần đưa đến các cơ sở để tiêm ngay. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức 584 điểm tiêm chủng theo định kỳ 1 tháng 2 lần và đang chuyển dần sang tiêm 1 tuần/1 lần để tăng cơ hội của tiêm chủng.

Ngoài ra, ngành Y tế Hà Nội cũng đã phối hợp với ngành Giáo dục nhằm thông báo sớm những trẻ bị bệnh để cách ly, tránh lây lan tạo thành ổ dịch.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link