Chuối
Chuối rất tốt cho sức khỏe trẻ em Chuối có chứa 3 loại đường thiên nhiên là Sucrore, Flucore, Glucose và chất xơ dồi dào, những chất dinh dưỡng này giúp cung cấp năng lượng hoàn hảo cho bé.
Hơn nữa, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối có chưa chất đạm cao hơn 4 lần, chất sắt và vitamin A là 5 lần so với táo. Đặc biệt, chuối còn chứa lượng kali cao nên rất tốt cho tim mạch và cơ bắp. Vì vậy, chuối chính là đồ ăn nhẹ hoàn hảo dành cho bé.
Táo
Đồ ăn nhẹ tiếp theo tốt cho sức khỏe trẻ em chính là táo. Vitamin A, C, E và chất xơ có trong loại hoa quả này giúp cho trẻ phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và táo bón hiệu quả.
Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp táo hay chế biến thành nhiều loại đồ uống khác như: nước ép táo, sinh tố táo hay táo trộn sữa chua. Bạn nên cho trẻ ăn táo trước bữa ăn 10 phút, điều này sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bơ
Quả bơ được xếp vào danh sách những thức ăn dặm đầu đời của bé. Có thể cho bé ăn bơ khi bé được 4 - 6 tháng tuổi vì bơ giàu carbonhydrat và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hàm lượng chất béo tự nhiên trong bơ khá tốt cho bộ não và cơ thể của bé. Một cốc bơ chín cỡ trung bình chứa khoảng 322 kalo với 30g chất béo.
Quả anh đào
Anh đào (cherry) tươi có vị thơm, ngọt dịu, nhiều nước, không giống như anh đào được làm mứt. Anh đào rất giàu kali, phôtpho, canxi, vitamin A, vitamin C. Ngoài ra, trong anh đào còn chứa một lượng nhỏ folate - chất quan trọng trong phát triển bộ não của bé.
Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể làm quen với quả anh đào. So với nhiều loại quả khác, anh đào khá an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho bé. Anh đào chứa hạt và hạt được bao quanh bởi lớp thịt quả khá dày. Tuy nhiên, món ăn này không phù hợp cho bé ăn bốc (hoặc ăn nguyên quả) vì dễ gây hóc.
Trứng luộc
Trứng gà luộc rất giàu protein và chứa nhiều vitamin như: Vitamin A, D, B2 rất tốt cho sức khỏe bé yêu của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trứng, chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần là đủ.
Bánh quy
Bánh quy rất tiện dụng lại dễ ăn. Hơn nữa, ăn bánh quy sẽ giúp cung cấp cho trẻ tinh bột, đường và chất béo. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn bánh quy vào buổi tối để phòng ngừa bệnh sâu răng.
Ngũ cốc
Ngũ cốc rất giàu vitamin, khoáng chất và tinh bột nên rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Bạn nên cho trẻ uống ngũ cốc vào bữa sáng và ăn kèm với bánh mỳ. Những loại thực phẩm này được đóng gói nên rất vệ sinh và an toàn.
Sữa tươi giàu Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA…sẽ giúp trẻ phát triển trí não và khỏe mạnh. 500ml sữa tươi mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phá triển.
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…
Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.
Phô mai
Phô mai là thực phẩm chế biến sẵn giàu canxi, vitamin A, D và B12. Nguồn vitamin B12 trong phô mai có thể bù vào lượng vitamin B12 bị thiếu hụt ở nhóm bé lười ăn thịt. Ngoài ra, phô mai còn giàu năng lượng cho bé.
Có khá nhiều quan điểm khác nhau quanh vấn đề chọn thời điểm cho bé ăn phô mai:
Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ăn được phô mai.
Một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn phô mai khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Còn có ý kiến cho rằng, do phô mai thuộc nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé từ 1 tuổi trở lên (có khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò).
Tốt nhất, cha mẹ có thể cho bé ăn thử phô mai. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu bị dị ứng, nên tạm ngưng cho bé ăn phô mai và hỏi ý kiến bác sĩ.