Độ pô, nẹt pô xe máy có bị cảnh sát giao thông thổi phạt không?

10:21, Thứ năm 08/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người tham gia giao thông hiện nay thường tự ý thay đổi đặc tính của xe như thay, độ ống pô và sử dụng như một thú vui mà không biết rằng như vậy là vi phạm luật.

Độ pô xe máy bị Cảnh sát giao thông phạt bao nhiêu?

Empty

Tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008, có đề cập việc bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, chủ xe máy không được tự ý thay đổi đặc tính của xe.

Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Empty

 có quy định:

“…5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;…”

Như vậy, hành vi độ pô xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng với cá nhân và phạt tới 4 triệu đồng với tổ chức.

Độ pô xe máy có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe?

Theo khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ thì:

Trường hợp độ pô xe máy bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Độ pô có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe?

Theo khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ thì trường hợp chủ xe máy tự ý độ ống pô bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này sẽ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Nẹt pô xe máy bị xử lý thế nào?

Theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì nẹt pô trong khu dân cư yên tĩnh mỗi ngày sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;..."

Như vậy, hành vi nẹt pô xe máy có thể bị phạt tới 600 nghìn đồng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc