Tăng lương luôn là niềm vui không chỉ của riêng ai. Người lao động luôn phấn đấu và chờ đợi đến ngày được tăng lương để cải thiện cuộc sống. Không cần chờ cải cách tiền lương, nhóm công chức, viên chức này vẫn được tăng lương trước hạn từ 6 đến 12 tháng.
Không cần đợi đến cải cách tiền lương, 3 nhóm công chức vẫn được tăng lương trước thời hạn
Theo quy định, trong một số trường hợp công chức, viên chức đạt được thành tích xuất sắc sẽ được tăng lương trước thời hạn từ 6-12 tháng. Cụ thể, Thông tư 03/2021/TT-BNV có sự điều chỉnh và bổ sung cho quy định về việc tăng lương trước thời hạn cho người lao động, công chức và viên chức. Theo đó có 3 nhóm được tăng lương trước thời hạn:
+ Đối với cán bộ, công chức, và viên chức được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc tại các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, quy định bao gồm:
- Các công chức và viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, và bị xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát).
- Cán bộ cấp xã theo quy định và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
+ Những người được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định và được cấp có thẩm quyền quyết định để làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, nhưng vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
+ Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, và có thỏa thuận tính tiền lương trong hợp đồng lao động về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều kiện, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho công chức
Việc nâng lương trước thời hạn như trên có thể thực hiện dựa trên các tiêu chí và quy định cụ thể được quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BNV. Theo thông tin được lãnh đạo Bộ Nội vụ chia sẻ, dù tới đây cải cách tiền lương, bỏ tính lương theo hệ số và tiền lương cơ sở nhưng Chính phủ vẫn thực hiện tăng lương định kỳ. Điều này nhằm đảm bảo mức lương tiếp cận được với mức sống và tiệm cận với mức lương thị trường ở khu vực tư.
Để được tăng lương thường xuyên người lao động cần đáp ứng một số tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Phải lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công việc của mình. Điều này cần phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận bằng văn bản.
- Người lao động không được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh của họ tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng lương trước thời hạn và thời gian còn thiếu để đủ điều kiện nâng lương thường xuyên không được vượt quá 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 của Thông tư.
- Số lần được nâng lương do lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công việc không được thực hiện liên tiếp 2 lần. Tức là sau đó các thành tích được cơ quan, đơn vị xét là thành tích xuất sắc trong khoảng thời gian từ 6 -10 năm tiếp theo kể từ ngày tăng lương sẽ không được áp dụng làm điều kiện để nâng lương trước thời hạn cho những lần tính xét nâng bậc lương tiếp theo nữa.
Thông thường một số đơn vị cũng bị giới hạn số lượng công chức, viên chức được nâng lương. Thường thì số lượng này dao động trong khoảng từ 20-30% tổng số nhân viên. Chính vì vậy, việc tăng lương không được thực hiện liên tiếp tới 2 lần như quy định.