Mức lương hưu hiện nay được tính như thế nào?
Mức hưởng lương hưu hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu của người hưởng chế độ hưu trí có tham gia bảo hiểm xã hội được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu được xác định theo nguyên tắc sau:Đối với người lao động nam có thời gian tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng với tỷ lệ 45%, sau đó cứ thêm một năm tham gia BHXH thì được cộng thêm 2% nhưng tỷ lệ tối đa để hưởng lương hưu là 75%;
Đối với người lao động nữ có thời gia tham gia BHXH đủ 15 năm thì được hưởng lương hưu với tỷ lệ 45%, sau đó cứ thêm một năm tham gia BHXH thì được cộng thêm 2% nhưng tỷ lệ tối đa để hưởng lương hưu là 75%.Trong trường hợp lao động nam và lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi vì lý do suy giảm khả năng lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. Theo đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ (%) được xác định để hưởng lương hưu.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo nguyên tắc được quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP quy định về việc tăng tỷ lệ hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng cũng như trợ cấp bảo hiểm xã hội cho một số đối tượng cụ thể. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/8/2023 nhưng các quy định của Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2023.
Theo tinh thần của Nghị định số 42/2023/NĐ-CP, kể từ ngày 01/7/2023 thì mức hưởng lương hưu hằng tháng được điều chỉnh theo hướng tăng thêm cho các nhóm đối tượng cụ thể:
Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu tháng 6/2023 cho nhóm các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 108/2021/NĐ-CP;
Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu tháng 6/2023 cho nhóm các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này nhưng chưa được điều chỉnh bởi Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, mức lương hưu vẫn được tính toán dựa vào thời gian tham gia cũng như mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động về hưu nhưng đã có sự điều chỉnh tăng thêm cho một số đối tượng cụ thể.
Năm 2024 có tăng lương hưu không?
Như đã phân tích trên thì mới đây Chính phủ mới thực hiện cải cách tiền lương hưu theo hướng tăng lên cho một số đối tượng kể từ ngày 01/7/2023 theo quy định tại Nghị định số 42/2023/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trước “làn sóng tin tức” về việc cải cách tiền lương vào năm 2024 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW thì nhiều người hưởng chế độ hưu trí đang rất quan tâm về việc chế độ lương hưu năm 2024 sẽ như thế nào? Khi cải cách tiền lương thì lương hưu có tăng hay không?
Trong các kỳ họp, các buổi diễn đàn trao đổi và đặc biệt tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/201/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh về việc Nhà nước ta đã trích lập được trên 560 nghìn tỷ đồng, đảm bảo có thể thực hiện được việc cải cách tiền lương kể từ năm 2024.
Bên cạnh đó, khi nhìn lại diễn biến thay đổi tiền lương trong 10 năm qua thì việc cải cách tiền lương được áp dụng trong khoảng từ 01 năm trở lên. Do đó, với nguồn ngân sách dự kiến cũng như tinh thần thống nhất trong các kỳ họp thì có thể việc cải cách tiền lương sẽ được áp dụng thực hiện sớm nhất kể từ ngày 01/7/2024.
Bỏ lương cơ sở thì tính lương người nghỉ hưu như thế nào?
Thứ hai, khi cải cách tiền lương cũng cần phải xem xét đến lương cho người nghỉ hưu và đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Bộ trưởng, hiện lương hưu được chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính lương của người nghỉ hưu thế nào. Những đang người hưởng lương hưu có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không, nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?
“Do đó tôi đề nghị, cải cách tiền lương khu vực công phải đi đôi với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh một cách phù hợp tiền lương của người nghỉ hưu và các đối tượng xã hội khác”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bình quân 7%/năm
Theo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương từ ngày 01/7/2024.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.