Dùng tỏi
Chữa bệnh phụ khoa nhờ tỏi là câu chuyện đang được rất nhiều phụ nữ chia sẻ cách chữa bệnh phụ khoa chỉ với một nhánh tỏi, cách làm cực đơn giản như sau:
Dùng kim xuyên 1 sợi chỉ y tế đã vô trùng qua 1 tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo, để qua đêm (chừng 8 tiếng) sáng hôm sau thì kéo tép tỏi ra ngoài. Lặp lại cách làm trên trong vài ngày.
Lặp lại việc điều trị một hoặc vài ngày tùy vào tình trạng viêm nhiễm, khi thấy các dấu hiệu viêm nhiễm kết thúc thì bạn có thể chấm dứt điều trị. Chú ý, cách này chỉ sử dụng cho người đã có gia đình hoặc đã sinh hoạt tình dục.
Đối với những bạn gái chưa có gia đình và chưa có sinh hoạt tình dục, có thể áp dụng theo cách sau:
Lấy 2, 3 tép tỏi cắt thành từng miếng nhỏ để ngoài không khí từ 10 – 15 phút
Sau khi ăn cơm xong, dùng nước lọc uống hết số tỏi đó.
Dùng 1 hũ sữa chua không đường ăn sau khi đã uống hết.
Nếu không sợ mùi hăng của tỏi, bạn có thể dùng tỏi để nhai sống, tuy hơi khó chịu nhưng cách này cực kỳ hiệu quả.
Cách làm trên không phải không có cơ sở khoa học. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiện khó khăn, tả lỵ...
Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", giáo sư Đỗ Tất Lợi viết rằng thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh...
Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách làm trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Hơn nữa, tỏi rất nóng có thể gây bỏng nếu dùng trực tiếp nên cần để nguyên miếng tỏi, tránh cắt lát khiến cho dung dịch trong tỏi có thể tiếp xúc với niêm mạc âm đạo gây bỏng. Khi đặt tỏi cần theo dõi phản ứng cơ thể, nếu thấy khó chịu thì nên bỏ ra ngay.
Bởi theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội) cũng cho rằng, viêm âm đạo nói riêng và bệnh phụ khoa nói chung không thể điều trị khỏi hoàn toàn với cách chữa mẹo như vậy. Tỏi được sử dụng nhiều để chữa trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, cảm cúm... Tuy nhiên công dụng chữa viêm âm đạo bằng tỏi vẫn là một phương pháp khá mạo hiểm. Cách chữa này chỉ là dân gian chứ chưa có kiểm chứng khoa học.
Nguyên nhân gây viêm nhiễm
Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm âm hộ - âm đạo, song chủ yếu là do thiếu hiểu biết về vệ sinh sinh dục và vệ sinh tình dục cũng như môi trường nóng, ẩm, dễ ô nhiễm. Mùa nắng nóng mặc quần lót, quần dài quá chật cũng có thể tạo ra một môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Ngoài ra việc sử dụng bừa bãi các thuốc kháng sinh, Corticoid, làm thay đổi môi trường acid của âm đạo cũng góp phần làm gia tăng sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát triển vượt qua cả sức tự bảo vệ của cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu, việc giữ gìn vệ sinh còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung... Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn ở "vùng kín" có thể dẫn đến vô sinh, bệnh tật, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Để duy trì vệ sinh đúng cách, chị em cần nắm được các nguyên tắc giữ vệ sinh như sau:
Nên vệ sinh từ trước ra sau
Với phụ nữ, điều quan trọng cần lưu ý là rửa vùng kín của bạn. Nên rửa từ âm đạo xuống hậu môn, vì làm vậy sẽ ngăn chặn vi trùng từ hậu môn vào âm đạo và cũng tránh nhiễm trùng nấm men.
Làm sạch "vùng kín" cẩn thận sau khi đi tiểu, đại tiện
Điều này sẽ giúp giữ cho vùng âm đạo của bạn khô và sạch sẽ trong suốt cả ngày.
- Sử dụng khăn/giấy mềm, không mùi, không chứa thuốc nhuộm hay hóa chất khác.
- Lau từ trước ra sau để ngăn chặn phân từ hậu môn lên âm đạo gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn.