Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương liệu có giúp cho gia chủ có một năm mới đại phú, đại cát?

Dùng cát trắng hay tro, tấm chống khói để tránh phạm kị bàn thờ về mặt tâm linh năm nay được nhiều người dùng để bao sái (dọn) bàn thờ đón Tết. Liệu dùng cát trắng hay tro có giúp cho gia chủ một năm đại cát?

Khí hậu miền Bắc dễ làm cát trắng bết lại

Sau chuyến du lịch tâm lịch tinh ở Nepal trở về, bà Vũ Thị Hạ (ở Đông Anh, Hà Nội) rất hoan hỉ vì đã xin được ít cát trắng mandala của các chùa mang về. Bà bảo nghe nói cát trắng này rất tốt, nên mang về định bốc bát hương cuối năm.

Bốc bát hương cuối năm là tín niệm dân gian, phổ biến ở một số vùng miền phía Bắc, thường làm vào dịp Táo quân chầu trời. Trong bát hương thường đựng cát hay tro sạch mịn và xốp để dễ cắm hương.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học), gần đây một số người đi du lịch tâm linh ở các thánh địa nước ngoài có mang cả đất, cát từ đó về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Tuy nhiên, đó là do lòng ngưỡng mộ của họ, chứ  thực ra không phù hợp lắm. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.

Anh Lê Dũng, phiên dịch lâu năm cho các sư thầy ở Tây Tạng cũng cho rằng, cát trắng mandala là do những người tu ở mức cao, dồn toàn bộ tâm trí lực làm mandala cát đó (như ở Đại bảo tháp Tây Thiên). Thứ cát trắng này rất quý và sau đó thường sử dụng vào mục đích tâm linh hoặc đóng gói vào túi nilon đem theo người để cầu mong sức khỏe, an lạc và chủ yếu là dùng trong các việc tang ma như cho vào quan tài, hỏa thiêu… chứ không có tính chất tiền tài, vật chất (đạo Phật không có cầu tài, cầu tiền…) và không phải thứ để dùng thay tro bỏ vào bát hương.

Bốc bát hương tại nhà hay trên chùa?

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, từ xa xưa các cụ chỉ dùng tro để bốc bát hương. Hiện nay có hai xu hướng dùng tro: Một là dùng tro rơm, hai là dùng tro của hương.

me
Bát hương Việt xưa nay các cụ dùng rơm mới đốt thành tro để bốc bát hương.

Tro hương là xu hướng bốc bát hương mới, do ở các chùa thắp nhiều hương hàng ngày, họ tận thu tàn tro đó giã nhỏ, dần sàng lọc tro để dùng bốc bát hương. Nhưng dù dần sàng kỹ mấy thì sờ tay vào thấy vẫn lổn nhổn, không mịn được như tro rơm nên khi hương cắm sẽ không chắc chân. Thứ tro hương này cũng không tiện ở chỗ thời tiết nước ta mưa ẩm, gió mùa sẽ làm tàn hương hút ẩm, bết cứng lại và sau một thời gian sẽ khó cắm hương.

Bát hương Việt xưa nay các cụ dùng rơm mới đốt thành tro để bốc bát hương. Cuối năm vào vụ thu hoạch thóc nếp nên có rơm nếp thơm hơn rơm tẻ nên các cụ hay dùng tro đó bốc bát hương. Còn bây giờ đa số dùng tro được coi như tro  “công nghiệp” đốt và đóng gói sẵn bán ở các chợ.

Dù sao thì tro hương vẫn nhẹ hơn cát. Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp tự đốt, hoặc tro rơm ở các cửa hàng bốc bát hương tốt hơn cát, nhưng cần dần sàng kỹ để cho mịn, sạch không lẫn thứ khác.

Gần đây nhiều người đưa bát hương lên chùa bốc, nhất là với những nhà có thờ Phật. Vì họ cho rằng như thế bát hương sẽ rất tốt cho gia chủ nếu được nhà sư trực tiếp bốc. Tuy nhiên, các sư thầy không có thời gian để bốc bát hương cho từng nhà mà thường để các bà vãi bốc hàng trăm bát hương sắp đấy, chờ sư thầy về tụng kinh gõ mõ. Như vậy thì bát hương sẽ không linh vì trên chùa có nhiều vong, chẳng may vong nhập vào bát hương thì mang về nhà sẽ bị phá. Vì vậy, tốt nhất là bốc bát hương nên bốc tại nhà mình, đất nhà mình.

Bát hương với 7 món thất bảo

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Phật học) cho biết: :Khi bốc bát hương, các thầy cúng thường cho vào bộ cốt gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch anh, Ngọc, Mã mão, Xà cừ, San hô đỏ để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc.

Theo khoa học, đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá, đem lại may mắn sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ. Ngọc may mắn, phú quý. Mã não giúp sức khỏe, hưng thịnh, trường thọ… Một số sư thầy thấy gia chủ nghèo sẽ dùng thất bảo là một đồng tiền giấy 500 đồng, 1.000 đồng, 10.000 đồng gói vào giấy trang kim đặt dưới đáy bát hương.

Bốc và sử dụng bát hương như thế nào cho đúng?

Quá trình bốc: Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử".

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh".

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên...)".

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài.

Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).

Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

Sử dụng bát hương: Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.

Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,...

Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.

Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trong tháng 12 âm lịch năm Giáp Ngọ, các giờ 8g ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14g ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14g ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16g ngày 17/12 âm lịch (thứ 5), 15 - 17g ngày 18/12 âm lịch (thứ 6), 12g ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8g 21/12 âm lịch (thứ 2) và ngày 23 tháng Chạp thì có thể tiến hành nhổ chân hương và thay bát hương.

Thắp hương ngày Tết thế nào mới đúng cách?
Thắp hương ngày Tết thế nào mới đúng cách?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ngày Tết không nên thắp hương liên tục, mỗi lần chỉ nên thắp một nén hương và cố gắng dùng cả hai tay để cắm hương vào bát nhang...
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn