1. Mẻ chua – gia vị truyền thống của dân tộc
Có thể nói, mẻ chua là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, có vị chua dịu và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Một danh sách có thể không bao giờ đầy đủ thường được biết đến bao gồm các món thịt chó, các món om, lẩu, chả nướng, canh chua...
Đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang hè, các món có mẻ chua làm ta có cảm giác đưa cơm, thanh mát, khỏe khoắn hơn vào những ngày hè oi bức.
Mẻ chua là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. |
2. Ăn mẻ có gây ung thư?
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam) thì mẻ chua bao gồm một số thành phần gồm con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên nematode rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mặt thường, bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ mẻ và thành dụng cụ chứa đựng. Thức ăn của con mẻ là nấm men. Chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.
Trong khi hầu hết mọi người đều chú ý đến con mẻ, thực chất con mẻ lại không đóng vai trò cốt yếu đối với tiến trình lên men cơm hay bún thành cơm mẻ mà chỉ báo hiệu cho người sử dụng biết chất lượng của cơm mẻ.
Nấm men là thành phần thứ hai trong cơm mẻ, có dạng hình chùm, cung cấp nhiều vitamin và đạm, hỗ trợ dinh dưỡng.
Vi khuẩn lactic là thành phầm thứ ba và thành phần chính của cơm mẻ. Đây là trực khuẩn Gram dương lên men kỵ khí, có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường và từ đường chuyển thành acid lactic. Chính nhờ acid lactic mà tạo thành vị chua của cơm mẻ. Vi khuẩn này còn kích thích hệ tiêu hóa, tận dụng được chất bột, đường nên có nhà khoa học nghĩ rằng có thể dùng nó để nghiên cứu trị bệnh tiểu đường. Vi khuẩn này cũng tạo điều kiện cho môi trường có pH thấp làm ức chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột như Escherichia coli, Salmonella.
Mẻ thường được dùng trong các món cá nấu canh chua. |
Tuy nhiên, ông cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
“Mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư”, ông Đáng nói.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ.
Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư.
“Thêm vào đó, mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ”, chuyên gia cảnh báo.
Nhiều người cho rằng, ăn dấm mẻ khi đang bị ốm sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Theo ông Đáng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.
Ai cũng vứt vỏ trứng đi mà không biết những điều tuyệt vời này (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Vỏ trứng không chỉ có công dụng nâng cao sức khỏe mà còn có thể dùng làm thành những chế phẩm rất hữu ích. |