Hiện tại, giá lúa tại ĐBSCL chỉ còn khoảng 4.000 – 4.200 đồng/kg đối với lúa tươi. Lúa khô có giá 5.100 – 5.200 đồng/kg." />

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam thua Thái Lan 150 USD/tấn

07:53, Chủ nhật 17/02/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Hiện tại, giá lúa tại ĐBSCL chỉ còn khoảng 4.000 – 4.200 đồng/kg đối với lúa tươi. Lúa khô có giá 5.100 – 5.200 đồng/kg.

Đời sống) - Cụ thể, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang được đề nghị ở mức giá 400 – 410 USD/tấn, trong khi đó, giá gạo cùng loại của Ấn Độ, Pakistan đang trên đà tăng cao, trang tin chuyên về gạo Oryza cho biết.
 
Thuy nhiên, gạo 5% tấm của Ấn Độ lại có giá 445 – 455USD/tấn, gạo loại này của Pakistan cũng cao hơn so với Việt Nam 25 – 30USD/tấn, ở mức 425 – 435USD/tấn, Thái Lan cũng đề nghị mức giá 560 – 570USD/tấn cho gạo trắng chất lượng cao của nước này.
 
Thu hoạch lúa ở Sóc Trăng.
Thu hoạch lúa ở Sóc Trăng. Ảnh: Nhân dân hàng tháng
 
Gạo 25% của Việt Nam cũng đang được đề nghị mức giá xuất khẩu khoảng 360 – 370USD/tấn, thấp hơn 30USD/tấn so với gạo 25% tấm của Ấn Độ và thấp hơn mức giá của Pakistan khoảng 5 – 10USD/tấn.
 
Trong khi đó, tại ĐBSCL, lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch rộ, lúa chín rộ đầy đồng nhưng nhiều nông dân không bán được lúa do giá thấp, vắng bóng thương lái.
 
Hiện tại, giá lúa tại ĐBSCL chỉ còn khoảng 4.000 – 4.200 đồng/kg đối với lúa tươi. Lúa khô có giá 5.100 – 5.200 đồng/kg.
 
Nhận định về tình hình lúa gạo của Việt Nam, T.S Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển Nông nghiệp nông thôn - Bộ NN&PTNT từng cho biết, do vai trò đặc biệt của nó, lúa gạo thực sự là “sản phẩm chính trị”. 
 
Nhìn ra các nước quanh vùng, Indonesia, Philippines luôn cần lương thực, xa hơn là Nhật Bản, Hàn Quốc,… luôn lo củng cố nguồn cung lương thực, ngoài mối lo về an ninh lương thực, chúng ta còn chung nhau nhiều mối quan tâm an ninh khác. Đầu tư, hỗ trợ cho người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, cho ngư dân đánh cá ở Lý Sơn ra Trường Sa, Hoàng Sa... có tầm quan trọng to lớn hơn miếng cơm, manh áo của bản thân họ.
 
Tính lâu dài, chắc chắn châu Phi sẽ thiếu lương thực. Châu Phi mà đói thì châu Âu ra sao? Câu chuyện sẽ khác hẳn khi Việt Nam đóng góp quan trọng cho nhu cầu của châu Phi trong tương lai. Nếu xuất khẩu gạo để kiếm lời, thì đây là ngành hiệu quả thấp nhưng nếu nhìn nhận dưới góc độ chính trị thì đây là thế mạnh quan trọng của Việt Nam.
 
Trên thế giới, những hàng hóa mang tính chiến lược như dầu mỏ, đất hiếm, nguyên liệu hạt nhân,… luôn được các quốc gia có thế mạnh khai thác để định hình vị thế chính trị. Nếu nhìn nhận như vậy, phải có cách cư xử khác đối với lúa gạo từ thuế má, đầu tư, quy hoạch, tổ chức sản xuất, tổ chức kinh doanh, hợp tác quốc tế... 
 
Chính sách đang áp dụng chưa phải là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất, càng chưa tạo ra hiệu quả tổng hợp có lợi nhất của cây lúa có thể đem lại cho đất nước.
 
“Ở ta là trợ giá để vay mua lúa dự trữ phục vụ xuất khẩu gạo. Thoáng nghe đúng là trợ giá, nhưng thật ra là hai vòng, thứ nhất cho ngân hàng, thứ nữa đến doanh nghiệp. Mà mới là hỗ trợ lãi suất tiết kiệm, còn tiền vay ngân hàng phải trả. Nông dân chưa là chủ thể, vẫn nghèo, thua thiệt.
 
Hỗ trợ kiểu này chưa trực tiếp tới nông dân nhưng thực lực của ngân sách cũng chưa cho phép trợ cấp nhiều như các nước khác. Chúng ta cần làm theo cách khác”. TS Sơn nhìn nhận.
  • Thường Xuân (Tổng hợp)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc