Gia đình 6 người bị trúng độc nặng chỉ vì xào rau không đúng cách và những điều cần lưu ý khi nấu ăn

( PHUNUTODAY ) - Vào đúng ngày 20/10, một gia đình gồm 6 người đều phải nhập viện cấp cứu vì ăn đậu cô-ve chưa nấu chín.

Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đã điều trị khẩn cấp cho một gia đình có 6 người bị ngộ độc. Cả gia đình nhập viện trong tình trạng nôn ói và đau bụng. Sau khi hỏi về lịch sử ăn uống của gia đình này, bác sĩ được biết vào bữa tối hôm đó cả nhà đã ăn món đậu cô-ve xào.

mot-gia-dinh-6-nguoi-bi-trung-doc-phai-nhap-vien-chi-vi-an-dau-co-ve-chua-nau-chin------u-3_result-1540398071-681-width640height426

Tuy nhiên, một trong 6 người trong gia đình cho biết, món ăn này được xào tương đối nhanh để vừa giữ được độ xanh và giòn của đậu cô-ve. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, cả nhà đều xuất hiện tình trạng ngộ độc. May mắn thay, cả gia đình bị ngộ độc nhẹ nên được điều trị rất nhanh chóng.

Tại sao ăn đậu cô-ve xào chưa chín dẫn đến ngộ độc?

Bác sĩ Lý Căn, Phó Khoa Cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố cho biết: Bệnh viện mỗi năm đều tiếp nhận không ít bệnh nhân bị ngộ độc đậu cô-ve, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời điểm dễ bị ngộ độc nhất.

dau-cove-59f0e

Đậu cô-ve sống có chứa độc tố Saponin và Hemagglutinin, có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích dữ dội, cũng như có thể hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao thì những độc tố này sẽ bị phân hủy, vì thế khi nấu món đậu cô-ve cần đun chín thật kỹ trên 100 độ C trong thời gian dài.

Một khi ăn đậu cô-ve chưa nấu chín, thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 5 giờ. Các triệu chứng thường bắt đầu là buồn nôn, sau nôn mửa (hoặc nôn ra máu), đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu, một số bệnh nhân bị tức ngực, hoảng hốt, mồ hôi lạnh, bàn tay và bàn chân lạnh, tê chân tay, ớn lạnh, sốt.

Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng của ngộ độc đậu cô-ve tương tự như các triệu chứng của viêm ruột, vì vậy hãy cẩn thận để không nhầm lẫn. Hiện nay, các phương pháp điều trị chính là uống thuốc gây nôn, rửa ruột, tháo dạ, truyền nước…

Trước khi xào đậu nên luộc sơ qua đậu để giúp loại bỏ bớt độc tố

mot-gia-dinh-6-nguoi-bi-trung-doc-phai-nhap-vien-chi-vi-an-dau-co-ve-chua-nau-chin------u-2_result-1540398100-46-width640height360

Bác sĩ Lý Căn nhắc nhở: Phương pháp chế biến tốt nhất là chần đậu cô ve trong nước sôi khoảng vài phút, sau đó mới vớt ra xào. Khi rửa đậu cô ve, bạn cũng nên rửa đậu trước sau đó mới nên cắt lát đậu với mục đích hạn chế sự thất thoát lượng vitamin và khoáng chất trong đậu vào trong nước rửa rau vì vitamin và khoáng chất đều là những chất dễ tan trong nước.

Những điều tuyệt đối tránh khi nấu ăn để bảo vệ sức khỏe

hoc-nau-an

1. Không luộc rau củ quả quá nhừ để không làm giảm lượng vitamin có trong rau. Luộc rau củ quả quá nhừ sẽ làm giảm chất dinh dưỡng.

2. Không nên đun quá nóng chảo trước khi xào rau, vì như thế món ăn sẽ gây hại cho dạ dày, khiến dạ dày viêm loét, gây ợ chua.

3. Không cho mì chính vào những món ăn có nhiều vị chua. Vì mì chính sẽ phát sinh ra một loại axít mới có hại cho sức khỏe.

4. Không tẩm ướp gia vị quá sớm khi quay thịt, dễ làm cho protein trong thịt bị đông cứng lại, miếng thịt co nhỏ, không ngon.

5. Không đổ nước lạnh vào nồi nước hầm thịt, nước lạnh sẽ làm cho protein và lipid đông lại, món ăn không còn chất bố dưỡng.

6. Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.

7. Không bật to lửa khi rán mỡ lợn, nhiệt độ cao mỡ có thể sinh ra một chất rất hôi, ăn vào sẽ có hại cho thực quản, khí quản lẫn hệ tiêu hóa.

8. Không làm muội trứng luộc bằng nước lạnh. Khi trứng gặp nước lạnh sẽ co lại, tạo ra khoảng trống khiến cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập không tốt cho sức khỏe.

9. Không dùng nước nóng để rã đông thịt. Vì các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa.

10. Không cho giấm vào rau xào, vì trong giấm có chứa axit, rau sẽ bị giảm đi chất dinh dưỡng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link