Ngủ chính là nền tảng đối với sự phát triển của trẻ. Trong những tháng đầu tiên, bộ não trẻ hoạt động ở mức đáng kinh ngạc, liên tiếp phát triển và tạo những mối liên hệ mới giữa các tín hiệu với tốc độ rất nhanh. Bé liên tục ghi nhận những thông tin mới về thế giới xung quanh, để rồi trong khi ngủ các thông tin này được xử lý, lưu trữ nhằm sử dụng trong tương lai. Cơ thể bé cần thời gian nghỉ ngơi để tích trữ năng lượng, phát triển và lớn lên.
Bé cần ngủ bao lâu
Đây có lẽ là câu hỏi ông bố bà mẹ nào cũng thắc mắc. Trẻ ngủ nhiều hay ít là tùy theo nhu cầu của cơ thể mỗi bé. Bé ngủ khi cơ thể cần nghỉ ngơi hoặc khi não đã được kích thích đủ và bé thức khi đã ngủ đủ giấc. Bản thân bé không thể điều khiển được giấc ngủ. Cơ thể bé sẽ ngủ hoặc thức khi cần.
Trong những tuần lễ đầu tiên khi mới chào đời bé sẽ ăn và ngủ trong những khoảng thời gian đều đặn suốt cả ngày và đêm. Thời gian đầu bé sẽ có những giấc ngủ tương đối ngắn, điều này khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng khi lớn lên, bé sẽ ngủ giấc dài hơn.
Thông thường trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày. |
Thông thường trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày. Khi lớn lên thời gian ngủ sẽ giảm dần, lúc 6 tháng tuổi bé sẽ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày và có thời gian thức lâu hơn.
Mặc dù các bé sơ sinh có thể ngủ vào bất kể thời điểm nào dù ngày hay đêm nhưng khoảng 6 tháng tuổi bé có thể tự thức giấc khi có điều gì vui hoặc kích thích bé.
Điều gì xảy ra trong khi bé ngủ
Trong khi ngủ, bé không chỉ thư giãn mà còn thực hiện rất nhiều việc khác nữa. Cơ thể bé tích trữ năng lượng thu nhận được từ sữa và chuyển hóa chúng thành năng lượng cần cho sự phát triển và để sưởi ấm cơ thể. Các tế bào trong cơ thể và não nhân đôi với một tốc độ rất nhanh chóng và bé cũng đang sản xuất bạch cầu – chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Đây cũng là thời điểm bé tăng trưởng nhanh nhất vì giấc ngủ giúp kích thích hormone tăng trưởng. Bộ não bé vẫn hoạt động trong khi bé ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ của bé ngắn hơn nhiều so với người trưởng thành – 47 phút đối với trẻ sơ sinh và 90 phút đối với người lớn. Trong chu kỳ này, giai đoạn cử động mắt nhanh của bé (REM) chiếm 50%, dài hơn so với người lớn, cơ thể bé giật nhẹ và nhấp nháy mí mắt, điều này chứng tỏ bé đang mơ. Bé có nhiều khả năng thức giấc trong giai đoạn này. Giấc ngủ ngoài giai đoạn cử động mắt nhanh (non-REM) chiếm thời gian còn lại – đây là giấc ngủ sâu nhất trong 4 giai đoạn và rất khó đánh thức.
Tạo lập thói quen ngủ
Khoảng 4-5 tuần tuổi dưới sự hướng dẫn của mẹ, bé bắt đầu ngủ nhiều về đêm hơn là ngày. Điều này càng rõ hơn trong những tháng sau đó. Ban đầu, do bé chưa thể phân biệt được ngày đêm, nên mẹ phải tập cho bé quen.
Mẹ có thể giúp hình thành kiểu ngủ ngày và đêm bằng cách để bé ngủ vào ban ngày trong phòng không quá tối. Ngoài ra để bé nghe âm thanh ngày thường như điện thoại reo, tiếng máy giặt, tiếng xoong nồi va vào nhau hoặc tiếng người nói chuyện. Ban đêm, mẹ nên đặt bé nằm trong phòng tối và yên tĩnh.
Khi bé được khoảng 2 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tạo lập thói quen đi ngủ. Để bé ngủ giấc ngắn vào ban ngày, ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, có thể khoảng giữa buổi sáng hoặc giữa buổi trưa. Và, mẹ đặt bé lên giường vào cùng thời điểm mỗi đêm. Điều này dạy cho bé biết rằng cuộc sống có nhiều nhịp điệu và tạo cho bé cảm giác yên tâm và tin tưởng.
Khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ khoảng 10 giờ liên tục vào ban đêm và các giấc ngủ ngắn không liên tục (khoảng 5 giờ) vào ban ngày.
Khi bé có ý thức hơn về những điều xảy ra xung quanh và trí nhớ đã phát triển, bé sẽ biết tiên đoán những sự kiện và làm quen với những việc xảy ra trong ngày. Vào giai đoạn này, bé thích nghi tốt với những nề nếp hàng ngày và bắt đầu thích thú với những trình tự chuẩn bị cho giấc ngủ đêm. Mỗi tối nên cố gắng thực hiện theo cùng một trình tự và cùng một thời điểm.
Hôn môi con, 9 tháng sau người mẹ này đã phải hối hận (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Hành động hôn môi con tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến người phụ nữ này ân hận mãi. |