Chanh rất tốt cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm tỉ lệ xuất hiện tình trạng cảm lạnh, cảm cúm hay nhiễm lạnh lúc giao mùa do chúng có chứa rất nhiều Vitamin C, tinh chất axit, các chất chống oxy hóa... Ngoài ra, các tinh chất trong nước chanh còn có thể ngăn ngừa chứng táo bón, giảm nhanh cảm giác khó chịu khi bị đầy bụng khó tiêu, nâng cao sức khỏe tiêu hóa, giúp hơi thở thơm mát, làm sạch thận, hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn, giảm cân...
Đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, chanh nổi tiếng bởi công dụng giúp làn da khỏe mạnh, sáng mịn, giảm bớt tổn thương da, làm lành nhanh các tổn thương trên da, giảm viêm khi da nổi đỏ, ngừa mụn đầu đen, nhiễm trùng, dưỡng ẩm cho da, giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể...
Mặc dù chanh có thể đem lại rất nhiều lợi ích như vậy, nhưng không vì thế mà lạm dụng uống nước chanh quá nhiều trong ngày và phải uống đúng thời điểm mới có thể đem lại hiệu quả tốt như mong đợi. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi uống nước chanh mà không ít người mắc phải, xem có bản thân có trong đó không nhé!
1. Uống quá nhiều nước chanh
Việc uống quá nhiều nước chanh cũng một lúc sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng xót ruột, cồn cào bụng, đặc biệt đối với người đang hãy đã từng bị đau dạ dày còn gây nên kích thích chứng ợ nóng, không đem lại lợi ích cho sức khỏe mà còn gây ra các tình trạng sức khỏe không móng muốn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jackie Ballou tại New York (Mỹ), khi pha nước chanh, nhất định phải pha loãng, thậm chí chỉ 1 lát chanh nguyên vỏ đã có thể pha từ 3-4 cốc nước.
2. Uống nước chanh lúc bụng đói
Đang đói bụng mà uống nước chanh sẽ nhanh chóng gây ra sự khó chịu và cồn cào, từ đó tăng khả năng viêm loét dạ dày. Vì vậy, nếu muốn uống nước chanh, bạn hãy uống với lượng nước vừa đủ sau bữa ăn. Trong trường hợp bạn muốn uống nước chanh trước bữa ăn thì chỉ nên uống chút ít để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Đau dạ dày không uống nước chanh
Vì sợ trong chanh có sức rất nhiều axit gây ra tình trạng bảo mòn dạ dày, khiến người bệnh sau khi uống trở nên đau hơn và lâu lành bệnh hơn mà có không ít người đau dạ dày mà không dám uống nước chanh, dù chỉ một giọt. Nhưng nếu bạn có thể ngâm một lát chanh trong bình nước lớn làm cho loãng vị chanh, thì không có gì là đáng lo ngại cả, đừng bỏ lỡ một nguồn cung cấp vitamin C vô cùng tuyệt vời này.
4. Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ
Không ít người thường có thói quen pha nước chanh chỉ vắt lấy phần nước cốt mà bỏ đi phần vỏ chanh - đó là một sai lầm rất lãng phí, cần được thay đổi ngay. Ngoài nước chanh, trong vỏ chanh còn có đầy tinh dầu chứa hàm lượng dinh dưỡng và Vitamin C cao rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, chú ý khi pha nước chanh, bạn hãy cắt lát quả chanh tươi thả vào ly nước ấm để uống giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm thìa mật ong và chút nước đá để phần nước uống thêm thơm ngon hơn. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy xay sinh tố nghiền cả quả chanh rồi pha chế.
5. Sử dụng nước chanh giải rượu
Theo các chuyên gia, một trong những sai lầm khi giải rượu rất phổ biến đó là cho người say uống nước chanh. Việc làm này vô tình khiến rượu kết hợp với chanh, dẫn tới người uống bị nôn thêm, tổn thương niêm mạc dạ dày do có tính axit, thậm chí còn có thể làm dịch nôn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Thay vì uống nước chanh, bạn hãy cho người say uống nước có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa… giúp họ bổ sung nước, dưỡng chất cho mau tỉnh.
Những lưu ý cần nhớ khi uống nước chanh:
- Sau các bữa ăn trong ngày khoảng 1,5 – 2 tiếng có thể uống 1 ly nước chanh pha loãng sẽ tốt cho cơ thể tiêu hóa thức ăn.
- Nếu phải dùng nước chanh vào buổi tối, bạn nên uống nước chanh mật ong ấm, nhưng cần uống trước 8 giờ tối, kẻo muộn quá sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Lượng chanh dùng cho người lớn khoảng 4 quả/tuần, trẻ em từ 2 quả/tuần là phù hợp.
- Không nên dùng nước chanh thay nước lọc hàng ngày.