Hái lộc đầu năm, cận thẩn rước vong, rước họa vào thân!

07:00, Thứ bảy 28/01/2017

( PHUNUTODAY ) - Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường, trong dân gian có truyền thuyết là những người chết không thể siêu thoát thường vất vưởng, tá túc vào cây cối. Vậy giao thừa có nên hái lộc?

Theo phong tục xưa, cứ đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về với ý nghĩa xin cành lộc nhỏ ở chốn linh thiêng để rước tài lộc, may mắn về nhà.

Trước đây các cụ chỉ hái một cành rất nhỏ cây sanh, si, sung, đa... vốn có sức sống mạnh mẽ đem chứ không cho ai vì sợ “mất lộc”, rồi treo trước hiện hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo trước gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã “rước phước lộc” về gia đình.

hai-loc phunutoday

 Phong tục ngày Tết Việt Nam với tục hái lộc đầu năm mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình

Coi chừng phải tội

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cho rằng, nét đẹp hái lộc đang bị xấu đi do cách hành xử của con người. Nhất là ở những nơi linh thiêng như đền chùa, lấy của chùa về làm của riêng, tàn phá cảnh quan nhà Phật... coi chừng phải tội.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, lộc phải do mình tự kiếm ra bằng sức lao động là chính đáng. Lộc mà lại đi lấy của chung về làm của riêng có thể hiểu là tham ô. Lộc thật về hay không chưa biết, nhưng tham ô đã là có tội.

Ngoài ra, không thể lấy những hành vi thiếu văn hóa để thực hiện một tập tục văn hóa. Vậy nên, leo trèo lên cây, chặt cành, tàn phá cây cối, làm tổn hại đến môi trường là hành vi thiếu văn hóa. Chính những hành động hái lộc thô lỗ đó đã làm xấu đi nét đẹp tục hái lộc đầu xuân.

Ngay cả những người làm công tác bảo vệ, quản lý cũng cần phải lưu ý hành vi của mình. Ví dụ như, có một bông hoa đẹp trong công viên, chàng trai hái tặng cô gái. Đó là hành động đẹp, nhưng nhiều người bảo vệ thay vì nhẹ nhàng nhắc nhở lại quát tháo, dọa nạt người ta là không nên.

hai-loc1 phunutoday

 Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục ngày Tết có từ xa xưa của Việt Nam

Suy xét kỹ khi đặt đồ lễ lên bàn thờ

Trước khi đặt bất cứ thứ gì lên bàn thờ, mọi người cần suy xét kỹ. Trước đây mọi người thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hay đầu xuân là các chồi non nhưng giờ người ta lại thay thế bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa... để cầu sự phú quý. Đó có thể là lấy may đầu xuân chứ không phải vật để thờ cúng. Theo Đại đức Thích Thanh Hải – Trụ trì chùa Nghi Khê (Hải Dương), bày cành vàng lá ngọc lên bàn thờ cúng là theo triết lý dân gian, còn theo nhà Phật thì không có điều này. Mọi người có thể bày lên bàn thờ nhưng rới Rằm tháng Giêng thì phải hóa luôn.

Với hoa giả cũng chỉ là phần trang trí chứ không thể xếp vào nghi lễ thờ cúng. Việc cắm cành vàng, lá ngọc nhằm mang phú quý vè nhà thuộc về âm tà, mê tín; trong khi chính tín là đồ thờ trên bàn thờ phải là đồ thật, thanh tịnh.

 *Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link