Hoa dừa cạn không chỉ là loài hoa mang đến tài hộc và may mắn, mà còn có nhiều công dụng ít ai ngờ

12:00, Thứ tư 22/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Với vẻ đẹp đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, loài hoa này được dùng để trang trí nhà ở, trang trí sân vườn, thường được đặt ở phòng khách, cửa sổ... hoặc những nơi công cộng như đường phố..

Đặc điểm của hoa dừa cạn

Cây hoa dừa cạn còn có tên gọi khác là dương giác, trường xuân… tên tiếng anh là Catharanthus roseus. Loài cây này thuộc họ trúc đào, mọc thành từng bụi, có chiều cao khoảng 30cm đến 90cm.

Hoa dừa cạn là loài hoa rất quen thuộc với con người, nó được trồng ở nhiều không gian trang trí khác nhau. Hoa có vẻ đẹp quyến rũ với nhiều màu sắc đa dạng. Loài hoa tuy dễ trồng, dễ sống nhưng cần phải có cách chăm sóc đúng cách mới cho ra màu hoa đẹp và tràn đầy sức sống quanh năm.

Hoa dừa cạn dễ trồng, có vẻ đẹp quyến rũ với nhiều màu sắc đa dạng.

Hoa dừa cạn dễ trồng, có vẻ đẹp quyến rũ với nhiều màu sắc đa dạng.

Dừa cạn chia làm các loại: Hoa dừa cạn rủ, hoa dừa cạn đứng, dừa cạn phong thủy. Mỗi loài dừa cạn này có đặc điểm riêng và có đủ loại màu sắc tím, hồng, trắng… nhìn rất lung linh, thơ mộng.

Vì công dụng đặc biệt mà rất nhiều người tìm hiểu về cách trồng hoa dừa cạn. Với đầy đủ màu sắc, chúng thường nở dài từ mùa xuân đến mùa thu, do đó đây là loài hoa được dùng để trang trí trên các ban công, các ô cửa sổ hay trong các bồn hoa công cộng.

Không chỉ có vẻ đẹp đa sắc dùng trang trí, hoa dừa cạn còn được xem là vị thuốc đông y có tác dụng chữa trị xơ gan, hạ huyết áp, chữa bỏng trên da…Tại Việt Nam, cách trồng cây hoa dừa cạn cũng khá đơn giản, dễ sống và trở nên phổ biến. Hoa dùng để sắc thuốc uống giúp trị tiểu đường, lợi tiểu, trị an thần, mất ngủ…

Ý nghĩa của hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn có đủ màu sắc và nở từ mùa xuân đến mùa thu vì vậy hoa dừa cạn được trồng để trang trí bên các ô cửa sổ, ban công hay trồng trong các bồn hoa công cộng.

Hoa dừa cạn là loài hoa mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong tôn giáo, hoa gắn liền với đức mẹ Maria thời trung cổ.

Ở đất nước Ukraina, hoa là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, kéo dài suốt cả cuộc đời. Tặng hoa dừa cạn với ý nghĩa chúc phúc cho các cặp đôi yêu nhau, những cuộc hôn nhân mãi mãi bền lâu.

Hoa dừa cạn mang đến tài lộc và may mắn

Hoa dừa cạn mang đến tài lộc và may mắn

Ngoài ra, với đặc điểm thích nghi cao, sức sống mạnh mẽ, hoa còn mang đến ý nghĩa may mắn nên thường được người ta tặng nhau vào dịp khai trương, thăng chức, lễ tốt nghiệp, mừng thọ bởi mọi người cho rằng đây là loài hoa sẽ mang đến cho người nhận sự may mắn, nguồn năng lượng tốt, nhiều tài lộc và nhiều sức khỏe.

Không chỉ có ý nghĩa về tài lộc hoa dừa cạn còn mang ý nghĩa của sự thành đạt, vì vậy nó còn được dùng quà tặng để chúc cho người nhận thi cử tốt đạt được nhiều công danh.

Cây hoa dừa cạn hợp với người mệnh Hỏa và Mộc trong ngũ hành. Nếu được sử dụng làm quà tặng trong các dịp khai trương, mừng thọ cây sẽ mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Về tuổi thì hoa dừa cạn hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp.

Ý nghĩa trong đời sống của hoa dừa cạn

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương quân đội cho biết: Nghiên cứu mới nhất của ngành dược hiện đại đã chỉ ra trong rễ và lá của cây hoa dừa cạn có chứa các chất như: Vinblastine, vincristine, vinleurosin...

Trong đó chất vinblastine có tác dụng đối với bệnh ung thư tuy nhiên liều lượng này trong cây dừa cạn vẫn còn ít.

Hoa dừa cạn còn có nhiều tác dụng trong y học

Hoa dừa cạn còn có nhiều tác dụng trong y học

Ngoài ra các nhà khoa học ở Canada nghiên cứu và phát hiện được chất vincaleucoblastin và 3 alkaloid có trong cây dừa cạn có tác dụng giúp chống khối u là: Leucosin, leurocristine và leurosidin.

Theo y học cổ truyền thì dừa cạn còn có tác dụng tẩy giun rất tốt và hạ sốt. Phần lá cây còn dùng để trị bệnh ngoài da.

Ở nước ta, trong đông y thường sử dụng cây dừa cạn để sắc thuốc giúp lợi tiểu, trị huyết áp cao, tiểu đường, mất ngủ, an thần…

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất chiêm nghiệm và tham khảo

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc
Từ khóa: