Hướng dẫn chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh không bị hăm đỏ

( PHUNUTODAY ) - Đối với trẻ sơ sinh, việc vùng kín của trẻ bị hăm đó là việc rất dễ xảy ra, vậy làm thế nào để có thể chăm sóc cho trẻ sơ sinh không bị hăm đỏ?

Hướng dẫn chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh không bị hăm đỏ

Hầu hết các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi vùng kín của con thường bị hăm đỏ và không biết cách nào để có thể giải quyết được vấn đề. Vậy, để có thể giúp các mẹ giải quyết vấn đề, thì hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra chứng hăm đỏ ở trẻ

+ Hăm đỏ (hăm tã) có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ sơ sinh những phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã.

+ Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…

+ Ngoài ra, việc  lạm dụng phấn rôm cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

huong-dan-ve-sinh-vung-kin-cho-tre-khong-bi-ham-do-phunutoday.vn

Hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh không bị hăm tã 

+ Hăm tã không chỉ là do những tác động từ bên ngoài mà còn có thể do da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị hăm đỏ?

+ Việc trẻ bị hăm đỏ sẽ không ảnh hưởng gì nếu phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

+ Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyên các mẹ là quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé:

Bước 1: Cần phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.

Bước 2: Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

Bước 3: Cuối cùng, các mẹ dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

+ Bên cạnh đó các mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Mách mẹ cách phòng chống khi trẻ bị hăm đỏ

Các mẹ nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu. Nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.

Đừng quên việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ mà thay vào đó, các mẹ nên rửa sạch vùng quấn tã với nước sau khi thay tã. Và các mẹ không dùng khăn ướt có cồn để lau cho con đâu các mẹ nhé.

+ Trong trường hợp bé bị hăm nặng, sau khi vệ sinh xong nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.

+ Thỉnh thoảng, các mẹ cũng đừng đóng bỉm cho trẻ mà hãy để trẻ được thoáng khí. Trong giấc ngủ ngắn của bé, nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni-lon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè dầm các mẹ nhé.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc cho bé yêu nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn