Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57, có hiệu lực từ 6/1 quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị phương tiện PCCC.
Bình chữa cháy cũng có thể nổ
Bình chữa cháy là "thần hộ mệnh" không thể thiếu trong mỗi chiếc ô-tô, tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành một "trái bom nổ chậm" gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong.
Vào những ngày nắng nóng, có thể xảy ra hiện tượng bình chữa cháy trên ô-tô bị nổ dù chưa hề sử dụng hay chịu tác động mạnh từ bên ngoài. Lỗi được ghi nhận ở các trường hợp nổ bất ngờ là do người sử dụng đặt bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời chiếu vào như cốp chứa đồ bảng táp-lô trước hay khay để đồ bên dưới kính sau những dòng xe con.
Vị trí tuyệt đối không đặt bình cứu hỏa |
Điều này có thể lý giải là vì hầu hết những bình chữa cháy cho xe hơi trên thị trường thường chỉ chịu được nhiệt độ đến 55 độ C. Khi nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo, và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm.
Tuy không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy là không hề nhỏ. Bên cạnh việc có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong xe như nứt kính, bể dàn táp-lô. Thì bọt chữa cháy với tính chất không hòa tan với nước, xăng, dầu, không bốc hơi, tính bền, trọng lượng riêng nhẹ để bao bọc tách ly xăng với môi trường và dập tắt đám cháy, khiến cho việc tẩy rửa các chi tiết nội thất bị bọt bắn vào là bất khả thi. Chuyện sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu có người ngồi trong xe lúc xảy ra hiện tượng nổ.
Bình chữa cháy ô tô đặt ở đâu để tránh bị nổ?
- Đặt bình cứu hỏa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 - 55 oC.
Khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A...
- Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.
Đặt bình cứu hỏa ở vị trí an toàn |
- Không để bình cứu hỏa ở cốp sau của xe ô tô bởi vì vị trí này dễ xảy ra va đập gây cháy nổ.
- Mua bình cứu hỏa mini nên chọn cửa hàng uy tín, có dán tem kiểm định cơ quan chức năng. Khi nhận bình phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng ở dưới đáy bình; vòi phun; van hãm; thân bình.
- Tùy từng loại bình cứu hỏa (dạng bột hay dạng khí) sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, do đó cần lưu ý để luôn đảm bảo rằng bình cứu hỏa trong xe luôn trong tình trạng tốt nhất (thường đối với bình cứu hỏa dạng bột loại 1kg có thể tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong - đo bằng cách cân bình).
Và đặt ở nơi dễ lấy |
Cách sử dụng bình chữa cháy
Do bình cứu hỏa mini dành cho ôtô du lịch dưới 10 chỗ đa số là loại dùng bột chữa cháy; do đó, trước khi sử dụng, cần lắc nhẹ để hỗn hợp khí đẩy và bột chống cháy được trộn đều, không bị vón cục và cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi phun, phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa xe (cháy trong).
- Khi phun, phải phun liên tục, không ngắt quãng và phun đến khi đám cháy tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng như xăng, dầu, cồn…, cần phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng bị bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun, giữ bình ở tư thế thẳng đứng
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng các bình chữa cháy mini dành cho ôtô đạt hiệu quả tối ưu nhất là đối với đám cháy vừa bùng phát hoặc các đám cháy nhỏ. Đối với các đám cháy lớn (ví dụ cháy khoang động cơ, bình nhiên liệu…) không có cách nào khác là nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh với đủ hoặc đội chữa cháy chuyên nghiệp.
Xử phạt ô tô không có bình chữa cháy từ hôm nay (Xã hội) - (Phunutoday) - Hôm nay 6/1/2016, lực lượng chức năng chính thức xử phạt xe ô tô không có phương tiện phòng cháy chữa cháy. |