Theo Dailymail, bé sinh ngày 27/6, nặng 3,3kg tại bệnh viện tỉnh Giang Tô và là con đầu lòng của chị Huang Qiong, 45 tuổi.
Năm 1998, chị Qiong được chẩn đoán bị tắc ống dẫn trứng và điều trị vô sinh tại khoa sản, Bệnh viện Phụ sản trường Đại học Fudan ở Thượng Hải. Chị được thụ tinh nhân tạo 3 lần nhưng không thành công.
Quá thất vọng nên chị quyết định ngừng điều trị, đông lạnh phôi thai và tiếp tục tập trung vào công việc đang dang dở của mình.
Năm ngoái, người bạn của chị cũng điều trị tại bệnh viện trên và mang bầu song sinh. Điều này lại nhen nhóm hi vọng cho chị Qiong.
Chị thử thụ tinh nhân tạo lại vào năm 2015, dùng chính phôi thai được đông lạnh bằng nitrogen lỏng ở nhiệt độ -196 độ C cách đây 18 năm của mình. Đến tháng 11/2015, chị được thông báo đã mang thai. Kết quả là hôm 27/6 vừa qua, bé gái khoẻ mạnh, bụ bẫm của chị đã chào đời.
Em bé được sinh ra từ phôi thai đông lạnh 18 năm trước. |
Năm ngoái, một cặp chồng Australia - vợ Việt Nam đã sinh đứa con đầu lòng Xavier Powell mệnh danh là “bé sơ sinh già nhất thế giới”, bởi được tạo ra từ tinh trùng đông lạnh cách đây 23 năm.
Cha của cậu bé là Alex và người mẹ gốc Việt tên Vi. Cách đây 23 năm, Alex khi là một thiếu niên 15 tuổi đã mắc bệnh u bạch huyết Hodgkin, phải chữa bằng hóa trị. Alex rất sợ hãi và ám ảnh căn bệnh ung thư như cái án tử hình treo lơ lửng trước mặt.
Một buổi sáng bà Patricia, mẹ của Alex gặp một phụ nữ trên chuyến tàu hỏa. Bà này cũng có con trai 18 tuổi mắc bệnh ung thư, sau khi hóa trị, cơ thể của chàng trai trở teo tóp và yếu ớt. Người bạn mới quen nói với Patricia rằng nếu Alex trải qua hóa trị cũng sẽ trở nên suy nhược như vậy. Sợ Alex sau này không thể sinh con được, bà Patricia quyết định đưa con trai đến gửi tinh trùng ở ngân hàng đông lạnh.
Sau đó Alex bắt đầu chuỗi ngày hóa trị chiến đấu với căn bệnh u bạch huyết. Kết quả anh đã chiến thắng bệnh tật nhưng vĩnh viễn mất đi khả năng sinh con. Hiện Alex đã trở thành một nhà vật lý trị liệu xương sống.
Trong một mối cơ duyên tình cờ, Alex gặp Vi, hôn thê của mình. Lúc này khát khao có con trỗi dậy mạnh mẽ trong người đàn ông.
Anh và vợ cùng đến ngân hàng tinh trùng tiến hành thụ tinh ống nghiệm. Kết quả Vi đã mang thai. 10 tháng sau người vợ vừa hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Các bác sĩ tiến hành thụ tinh ống nghiệm cho họ cũng ngạc nhiên: “Với tinh trùng đông lạnh 23 năm, đứa trẻ này có lẽ là bé sơ sinh già nhất thế giới”.
Mỹ: Em bé sinh từ phôi lạnh 20 năm
Mẹ của em bé (giấu tên), 42 tuổi, là người Mỹ và đã thụ tinh ống nghiệm trong 10 năm mà không thành công. Sau đó, năm ngoái một phôi thai đã được giữ đông lạnh trong gần 20 năm được cấy vào tử cung của người phụ nữ này. Cậu bé được sinh ra vào tháng Năm và nặng khoảng 3 kg.
Ban đầu người mẹ được cung cấp bốn phôi, nhưng chỉ có hai phôi sống sót. Hai phôi này được cấy vào người mẹ và cuối cùng chỉ một phôi tồn tại để hình thành em bé.
TS Sergio Oehninger – viện trưởng Viện Y học sinh sản Johns thuộc trường Estern Virginia cho biết bệnh nhân đã được tiếp nhận điều trị khả năng sinh sản không thành công trong nhiều năm, nhưng sự kiên trì của cô đã được đền đáp.
Nghiên cứu TS Oehninger cho thấy rằng việc giữ phôi đông lạnh trong một thời gian dài không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của chúng, và nó có thể tồn tại trên 40 năm.
Mặc dù Oehninger cho biết như vậy một phôi thai mới được sử dụng để sinh ra một thế hệ mới. Vấn đề này đã từng xảy ra, trong năm 2007 một bà mẹ đã làm đông lạnh một số trứng của mình sau đó cho chính con gái của bà sử dụng. Nếu người con gái sử dụng trứng đó thì con của cô cũng sẽ được sở hữu một nửa của cô và một nửa của anh hoặc chị cô.
Kỷ lục trước cho một phôi đông lạnh được cấy ghép đã được thiết lập năm 2005 bởi San Francisco mẹ của Debbie Beasley, khi đó ở độ tuổi 45. Phôi thai sau đó sinh ra bé Laina đã được đông lạnh trong 13 năm. Trong năm 2009, một bé gái được sinh ra sau khi thụ tinh ống nghiệm bằng tinh trùng đã bị đông lạnh và lưu trữ trong 22 năm.
Khi nào phôi có thể được đông lạnh?
Phôi có thể được đông lạnh khi:
Ở giai đoạn 16 giờ trước khi trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia (giai đoạn tiền nhân).
Phôi đã phân chia rõ rệt thành 2 đến 4 tế bào (giai đoạn phân chia sớm). Đông phôi ở giai đoạn phân chia có 1 số hạn chế trong việc đánh giá sự phát triển của phôi.
5 ngày sau khi thụ tinh (giai đoạn phôi nang). Phôi được nuôi cấy từ 5 đến 6 ngày sẽ có thể có những đánh giá chính xác nhất về khả năng sống của phôi, từ đó những phôi có khả năng sống cao hơn sẽ được đông lạnh ở giai đoạn này.
Hiện nay, đa số trường hợp, phôi sẽ được đông lạnh ở giai đoạn đầu phân chia. Trong trường hợp này, tất cả các phôi sẽ được nuôi cấy và 2 phôi tốt nhất sẽ được chuyển vào cơ thể mẹ. Nếu có từ 2 phôi trở lên đều đạt chất lượng tốt, chúng có thể được đông lạnh để sử dụng sau này.
Đông lạnh phôi ở giai đoạn tiền nhân cũng có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra quá kích buồng trứng và việc cấy phôi tươi vào tử cung là không thích hợp.
Bé trai 20 ngày tuổi bị bỏ rơi trong làn nhựa giữa trời mưa (Xã hội) - (Phunutoday) - Thời điểm phát hiện ra cháu bé trời đang có mưa, bé được đặt trong một chiếc làn nhựa màu đỏ để ở ven đường. |