Đừng nói nhà nghèo lắm không có tiền
Chúng ta cần dạy cho con tiết kiệm nhưng tuyệt đối không nên gieo vào đầu con ý nghĩ nhà mình nghèo lắm. Liên tục gieo vào đầu con suy nghĩ gia đình nghèo lắm, thua kém nhà khác khiến con tự ti, hoặc con sẽ tiết kiệm theo hướng tiêu cực như nhịn ăn sáng, nhặt những thứ người khác bỏ đi... Đặc biệt điều đó khiến trẻ luôn tự ti trước người khác, tự ti với bạn bè và lo lắng về tiền, căng thẳng về tiền. Do đó cha mẹ không nên than nghèo kể khổ với con mà hãy dạy cho con hiểu về việc thứ gì cần thiết, thứ gì không cần, chi tiêu hợp lý có ý nghĩa gì. Nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ nghèo khổ thì trẻ rất dễ trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ cá nhân sau này. Hãy dạy con tư tưởng về sự lãng phí, dùng và mua theo nhu cầu thực sự không chạy theo người khác và những phương án tự tạo không nhất thiết phải mua.
Đừng tranh đấu với cuộc đời
Những người không nhìn vào xã hội phát triển để mà tiến thân thì thường giậm chân tại chỗ không theo kịp thời đại. Sự bằng lòng một cách dễ dãi với cuộc sống khiến người ta không có sự cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Tư tưởng an phận và sống đời bình thường do bố mẹ truyền sâu vào con khiến con cái không nỗ lực vươn lên, chấp nhận cuộc sống tầm thường. Cha mẹ chỉ nên dạy con không trành giành thứ không thuộc về mình còn dạy con nhìn vào xã hội để tiến lên,đừng đi thụt lùi. Dạy con quá an phận đôi khi cũng là một nhược điểm.
Xã hội luôn có một sự cạnh tranh ngầm. Do đó con trẻ phải chấp nhận điều đó và phải biết nỗ lực để vượt qua cuộc cạnh tranh này. Nếu bạn luôn duy trì cái gọi là tính cách không tranh giành, ganh đua, bạn chỉ có thể ở yên tại chỗ và sống cuộc sống như muối bỏ bể mỗi ngày.
Không được khóc
Trẻ con khóc đôi khi khiến bố mẹ kho chịu. Nhiều cha mẹ luôn nói với con không được khóc.
Ép con phải giữ những cảm xúc tiêu cực có thể tích tụ dẫn tới tâm trạng tồi tệ hơn. Do đó hãy dạy con cách giải tỏa cảm xúc, khóc cũng là một cách, khóc làm sao cho hợp lý, tránh la hét khóc gào. Cha mẹ thường gieo cho con cái quan niệm không được khóc, khi lớn lên con sẽ sống rất mệt mỏi, không biết cách giải quyết cảm xúc, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.
Khi con lớn, bạn cần tâm sự chia sẻ với con về việc khóc không phải là sai, hãy khóc nếu điều đó giúp chúng giải tỏa được nỗi lòng. Và đó cũng là cách giúp cha mẹ con cái gần gũi nhau hơn và cũng dạy cho trẻ EQ cao hơn để trẻ dễ chia sẻ với người khác.
Trẻ con không được cãi lại người lớn
Mặc định cho rằng trẻ không được cãi người lớn chỉ được vâng dạ là một cách khiến trẻ không phục. Con cái ngoan ngoãn là điều đáng mừng nhưng chúng cần có tư duy độc lập với người lớn và tư duy không được bó khuôn sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Hãy dạy con cách bày tỏ quan điểm phản biện khi không đồng tình với người lớn. Cha mẹ cũng nên dạy cho con hiểu không phải điều gì cũng vâng lời, tuân theo một cách rập khuôn mà cần có khả năng phân tích, phán đoán sự việc một cách đúng đắn.
Trẻ nhỏ cũng cần có những suy nghĩ của riêng mình, vì thế tuyệt đối không ép trẻ tuân lệnh người lớn vô điều kiện.
Đừng quan tâm chuyện nhà khác
Nhiều người dạy con khi thấy nhà khác đánh nhau nên lánh đi để an toàn. Nhưng điều đó vô tình dạy con vô cảm vô trách nhiệm trước xã hội. Cha mẹ cần dạy con phân biết được khi nào nên tránh khi nào nên có sự can thiệp để bảo vệ lẽ phải, để cứu giúp người cần giúp. Đừng dạy trẻ cứ lánh đi trong mọi trường hợp miễn rằng mình an toàn. Cách dạy này có thể giết chết ý chí của trẻ khiến trẻ thiếu dũng khí, sinh ra tâm lý trốn tránh, thiếu trách nhiệm.