Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà bạn không thể nuôi con bằng sữa mẹ nên đành thay thế bằng sữa công thức. Xác định rằng, nuôi con bằng sữa công thức mẹ sẽ vất vả hơn nhiều, từ việc chọn sữa phù hợp với cơ địa của con đến khâu vệ sinh bình sữa, núm bình sữa. Ngoài ra còn một điều rất quan trọng mà nhiều bố mẹ không để ý đến. Đó là cách pha sữa công thức cho bé. Mọi người chỉ làm theo hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất, mà không biết rằng còn phải chú ý đến nhiều nguyên tắc khác nữa.
1. Dùng nước gì để pha sữa cho bé
Nước pha sữa cho bé phải là nước lọc đã đun sôi. Không được phép dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng. Nhiều người nghĩ rằng dùng nước khoáng pha sữa cho bé sẽ rất tốt và tiện hơn vì không mất công đun nước sôi. Tuy nhiên điều này sẽ làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất trong nước khoáng. Nếu dùng nước khoáng pha sữa công thức cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong thận.
2. Nhiệt độ nước pha sữa lý tưởng cho bé
Đa phần các loại sữa công thức yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C (trong hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ với từng loại sữa). Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước quá nóng cũng làm giết chết các lợi khuẩn này.
3. Cách pha sữa chuẩn nhất
Bạn đổ nước sôi vào bình sữa cho bé. Đợi khoảng 5-10 phút cho nước nguội dần đến nhiệt độ pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó đổ sữa vào, đậy nắp bình sữa. Dùng hai lòng bàn tay áp vào hai thân bên của bình và xoa đều giống như trong hình minh họa. Tuyệt đối không đổ sữa trước, đổ nước vào sau. Cũng không dùng thìa, đũa khuấy hoặc lắc mạnh vì sẽ có thể làm sữa nổi nhiều bọt, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Đừng hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. |
8 "đừng" khi cho bé uống sữa công thức
1. Đừng hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây bỏng miệng bé.
2. Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
3. Đừng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến bé tăng cân quá mức cần thiết đối với những bé đã có cân nặng cao, còn với những bé biếng ăn thì càng ép sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn.
4. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa rửa tay sạch sẽ vì rất có thể vi khuẩn từ tay của bạn sẽ lẫn vào trong sữa, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Đừng lờ đi hướng dẫn pha sữa có ghi trên hộp sữa. Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml nước. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu bạn pha sữa quá đặc, bé nhà bạn có thể nhanh chóng bị mất nước. Còn nếu pha sữa loãng quá, bé nhà bạn sẽ không đủ chất dinh dưỡng.
6. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa tiệt trùng bình sữa.
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.
7. Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
8. Đừng trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.
8 thói quen hàng ngày giúp con nhanh biết nói (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đừng đợi đến khi con bắt đầu bập bẹ mới dạy con học nói. Hãy giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển ngay từ khi lúc lọt lòng. |