Cua là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi và chứa nguồn đạm quan trọng, cần thiết trong bữa ăn hàng ngày dễ kiếm, sẵn có quanh năm.
Theo y học hiện đại, cua đồng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5,040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7%mg% sắt; 0,01% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Bà bầu có nên ăn canh cua?
Hiện chưa có nghiên cứu nào nói về việc ăn cua đồng dễ gây sảy thai. Tuy nhiên theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đâu ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sảy thai không nên ăn vì thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn cua có tác dụng đẩy thai, gây sảy hoặc sinh non.
Rất nhiều bà bầu lo lắng không biết ăn cua có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Những bà bầu khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì trong ba tháng giữa thai kỳ vẫn có thể ăn canh cua. Trên thực tế món canh cua vô cùng bổ dưỡng đối với bà bầu. Nên cung cấp đúng nhu cầu, không nên lạm dụng bởi nhu cầu cung cấp các chất thông qua thức ăn thật khó để định lượng. Ngoài ra cua mang tính lạnh và có thể có những thành phần khác không có lợi cho thai kỳ mà chưa biết rõ. Vì vậy tốt nhất nên ăn lượng vừa phải không quá nhiều.
Bà bầu vẫn có thể sử dụng canh cua. |
Những đối tượng không nên ăn các món từ cua
1. Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
2. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.
3. Nếu bị tiêu chảy không được ăn cua đồng.
4. Gạch cua có nhiều cholesterol nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần hạn chế sử dụng. Khi ăn cua nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
5. Người bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
6. Một số người dễ bị dị ứng với cua sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
7. Bà bầu yếu, dễ bị sảy thai.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn cua
Khi ăn cua cần lưu ý chọn những con cua sạch, chắc khỏe, có hai càng to và tám chân. Cũng có loại cua có bốn hoặc sáu chân, cần phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh đã có câu: "Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cần thận".
Tuyệt đối không ăn cua chết bởi những chất đạm trong cua chết sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc. Không được ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi. Nên nấu chín vì trong phổi cua chứa nhiều thể nấm.
Gợi ý một vài cách kết hợp rau củ cho món canh cua của bà bầu
Canh riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng.
Canh cua nấu bí đao có tính thanh nhiệt cho cơ thể bà bầu.
Canh cua nấu rau dút và khoai sọ làm cho tâm trạng bà bầu bớt bồn chồn, lo lắng.
Canh cua rau đay giúp bà bầu lợi sữa, lợi tiểu.
Bà bầu ăn nho được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nho là loại trái cây ngon và ưa thích của nhiều chị em. Tuy nhiên, nho liệu có tốt cho các bà bầu không? |
Bà bầu uống nước dừa được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday)-Bà bầu uống nước dừa được hay không là câu hỏi được rất nhiều các mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách uống nước dừa tốt nhất. |