Bà bầu ăn nho có được không?
Nho là một loại trái cây phổ biến của mùa thu có lợi cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy nho chỉ có lợi khi bà bầu tiêu thụ một số lượng vừa đủ bởi loại trái cây này vẫn có thể gây nguy hiểm.
Một vài lợi ích vượt trội của nho đã được chứng minh từ thời cổ đại. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh Ai Cập cổ đại có hình ảnh người phụ nữ mang thai bên cạnh các bụi nho.
Nho chín gồm có những chất dinh dưỡng sau:
Đường glucose và fructose, giàu vi tamin phức hợp A, C, K, P và nhóm B.
Axit hữu cơ như citric, malic, ascorbic, tartaric...
Chất chống oxy hóa như flavon, anthocyanin, linalol, geraniol, tannin và nerol.
Canxi, sắt, kali, coban, mangan... và vỏ nho có chứa pectin, chất xơ.
Các hợp chất hoạt tính sinh học như lớp phenol.
Phần chính của các chất dinh dưỡng ở trong vỏ và hạt nho. Nếu bà bầu thường xuyên bổ sung nho vào chế độ ăn uống của mình có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tốt cho mẹ và giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.
Những lợi ích của nho dành cho các bà bầu
1. Xử lý bệnh thiếu máu: Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc sản sinh hemoglobin. Vì hàm lượng sắt cao trong các loại trái cây, nên nho rất có giá trị đối với bà bầu bị thiếu máu.
2. Sự trao đổi chất: Nho cải thiện quá trình trao đổi chất.
3. Vitamin làm đẹp: Vitamin E và K giúp cải thiện làm da của phụ nữ mang thai.
4. Chống viêm: Chất chống oxy hóa có trong nho giúp cải thiện hệ miễn dịch và các đặc tính kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi đang mang thai.
5. Chống táo bón: Nho hoạt động như thuốc nhuận tràng giúp giải quyết các vấn đề táo bón mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải.
6. Làm giảm cholesterol: Nho chứa resveratrol - hợp chất giúp kiểm soát cholesterol trong quá trình mang thai.
7. Sức khỏe răng miệng: Axit hữu cơ có trong nho vô hiệu hóa vi khuẩn trong khoang miệng và có tác dụng hình thành, bổ sung canxi cho hàm răng khỏe mạnh.
8. Sức khỏe trái tim: Kali có trong nho sẽ cải thiện hệ thống tim mạch.
9. Các lợi ích khác: Các thành phần có trong nho có lợi cho bộ nhớ, tầm nhìn và kích thích não. Chuyên gia khuyên bà bầu nên tiêu thụ nho tươi và nước ép nho khi mệt mỏi, suy nhược thần kinh và căng thẳng.
Hãy nhớ rằng trạng thái tâm lý và cảm xúc của phụ nữ mang thai là một trong những yếu tố xác định cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Và, nho có tác dụng tốt tới hệ thần kinh của bà bầu.
Nho có đặc tính kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi đang mang thai. |
Bà bầu khi ăn nho cần lưu ý những gì?
Mặc dù nho đem đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai nhưng sẽ là bất lợi nếu tiêu thụ quá nhiều. Ăn nho sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì với số lượng vừa đủ. Bạn nên hạn chế ăn nho với cái bụng trống rỗng bởi sẽ gây chua dạ dày. Một vài tác hại của nho gây tranh cãi là:
1. Độc tính: Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều nho sẽ sản sinh ra một hợp chất độc gây nguy hiểm dẫn đến ngộ độc resveratrol, gây ra nhiều biến chứng khi mang thai.
2. Táo bón: Nho có vỏ màu đỏ và đen gây khó tiêu hóa dẫn đến biến chứng khi hệ tiêu hóa yếu.
3. Buồn nôn và đau đầu: Ăn quá nhiều nho có thể gây nhức đầu, buồn nôn, ói mửa và nhiều ảnh hưởng khó chịu khác.
4. Tiêu chảy: Tiêu thụ nho với số lượng lớn có thể tăng nhiệt dạ dày, tiêu chảy và đặc biệt nguy hiểm là gây mất nước cho cơ thể bà bầu.
5. Tăng cân: Nho có hàm lượng calo cao có thể khiến bà bầu nhanh lên cân.
6. Tăng lượng đường: Mặc dù lượng đường trong nho hoàn toàn tự nhiên nhưng bà bầu có thể bị tăng lượng đường trong máu.
7. Ảnh hưởng đến em bé: Không khuyến khích ăn nho ở giai đoạn cuối thai kỳ bởi vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong trường hợp này, bé sinh ra sẽ bị thừa cân và ảnh hưởng tới khả năng lao động sau này của phụ nữ mang thai.
Bà bầu ăn nho bao nhiêu thì đủ?
Những cách đơn giản để tiêu thụ nho trong khi mang thai là ăn tươi, làm nước ép và trộn salad.
Đối với nước ép, hãy rửa sạch trái nho và nghiền nát chúng bằng máy xay hoặc một cái muỗng. Sau đó lọc lấy phần nước ép và để sẵn trong tủ lạnh để bạn có thể uống khi muốn. Ăn nho vào sáng sớm sẽ loại bỏ những mệt mỏi, cải thiện chứng thèm ăn của phụ nữ mang thai. Lượng nước ép nho lý tưởng vào sáng sớm là một cốc.
Chỉ nên mua nho theo mùa. Nếu mua nho trái mùa bà bầu có thể nhận được những trái nho được trồng bằng thuốc trừ sâu và hóa chất rất độc hại cho sự phát triển của bé.
Không nên ăn quá nhiều. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nho trong quá trình mang thai để tránh gây những ảnh hưởng không tốt tới bé. Điều quan trọng nhất là cẩn thận với những gì bạn ăn. Ăn nho khi mang thai là một vấn đề gây tranh cãi và bác sĩ có thể cung cấp cho bà bầu yêu cầu về những loại trái cây, thực phẩm cần tránh xa. Bất cứ lời khuyên thích hợp nào của bác sĩ dành cho bà bầu, hãy chắc chắn sẽ làm theo.
Bà bầu ăn su su được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Được coi là một loại quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng bà bầu có thể ăn su su được không chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. |
Bà bầu ăn mướp đắng được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mướp đắng được coi là loại quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên bà bầu có thể ăn mướp đắng được không trước những thông tin gây hại? Chúng ta xem nhé! |
Bà bầu ăn măng được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Măng tươi là một trong những thực phẩm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới với hàm lượng dưỡng chất cao, nhưng liệu bà bầu ăn măng tươi được không? |