Bé mới lọt lòng chăm sóc thế nào mới chuẩn

14:30, Thứ bảy 26/12/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những bí quyết chăm sóc bé 24 giờ đầu sau sinh chuẩn nhất các bậc bố mẹ nên tham khảo nhé.

Khi mang thai, người ta nói với mẹ rằng trẻ sơ sinh đơn giản lắm, rằng chúng suốt ngày chỉ ăn, ngủ, rồi đi vệ sinh, rồi lại lặp lại vòng tuần hoàn ăn – ngủ – đi vệ sinh đó. Nghe thật là đơn giản và nhàn nhã. Nhưng sinh con ra rồi mới biết, mọi chuyện rối tung lên chứ chẳng đơn giản như mẹ từng nghe.

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là nhiệm vụ đơn giản, ngay cả đối với những bà mẹ đã có kinh nghiệm. 24 giờ đầu tiên mẹ chăm bé ở nhà quả thực là 24 giờ dài đằng đẵng và kinh khủng nhất đời mẹ. Những thiên thần bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia, chỉ khóc một tiếng thôi là biết bao nhiêu người lo lắng. Mẹ mới sinh càng thêm căng thẳng vì lóng ngóng không biết xử trí ra sao. Rồi biết bao vấn đề như con thức chơi đêm, con bị trớ, con không bú mẹ, con mấy ngày không đại tiện… Những vấn đề chẳng biết khi nào mới kết thúc để mẹ được một ngày nghỉ ngơi.

Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cùng kiến thức thật kỹ càng, để 24 giờ đầu tiên hai mẹ con ở cùng nhau tại nhà sẽ trở thành trải nghiệm đáng nhớ chứ không khủng khiếp nhé.

Thói quen bú sữa của bé

Dạ dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Dạ dày của trẻ chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn.

Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Đây là điều hoàn toàn bình thường do bé thải phân su (chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé ở trong tử cung của mẹ). Mẹ đừng vì thấy bé giảm cân mà cố ép bé bú nhiều hơn lượng sữa bé cần nhé. Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ, bé không có khả năng bú nhiều như mẹ nghĩ đâu.

me
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú.

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức bé, tuyệt đối không lay người bé, vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Thay vào đó, mẹ cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú, và không bú nằm vì sẽ khiến bé sặc rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì mới phải đưa bé đến bệnh viện.

Thói quen vệ sinh của bé

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ thay khoảng 5 chiếc bỉm/ tã ướt một ngày. Trẻ bú sữa công thức có thể thay bỉm/ tã nhiều hơn, khoảng 5-10 cái mỗi ngày.

Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức. Do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé.

Lần đại tiện đầu tiên của bé, bé sẽ đại tiện ra phân su – phân có màu đen xanh và dính. Khoảng 3 ngày sau sinh, phân của bé có hạt lợn cợn, dân gian hay gọi là phân hoa cà hoa cải. Nếu phân của bé có chứa chất nhầy màu trắng hoặc sọc hoặc đốm màu đỏ, mẹ cần đưa bé đi khám vì đây có thể là dấu hiệu n guy hiểm.

Trẻ bú sữa mẹ thường đi phân lỏng hơn trẻ bú sữa công thức. Điều này khiến nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nhầm lẫn với việc bé bị tiêu chảy. Mẹ nên nhớ không tùy tiện chẩn đoán, tự ý mua thuốc cho con uống. Luôn luôn phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Tuyệt đối không rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
Tuyệt đối không rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi