Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Giờ đây, khi bé cứng cáp và có thể đỡ được đầu, thì các mẹ nên có những điểm lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 7 tuần tuổi.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Nếu như những tuần trước, bé chỉ ăn, ngủ và khóc thì đến thời điểm này thì các mẹ đã mệt với bé rồi nhé. Bé bắt đầu muốn được trò chuyện và quan tâm nhiều hơn nên việc trông bé cũng “vất vả” với các mẹ. Nhưng đến giai đoạn này thì các mẹ nên có những cách chắm sóc trẻ như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 7 tuần tuổi

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ

Giờ đây, kỹ năng ăn của bé cũng phát triển hơn lúc bé 7 tuần tuổi. Bé bú và nuốt thuần thục, hiệu quả hơn. Bé cũng học được cách bú bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu các mẹ đang lo lắng về việc sữa ít thì các mẹ cũng cần biết rằng lượng sữa lúc này được quyết định bởi số lần bé bú cũng như bé bú có hiệu quả không.

Trong trường hợp, bé đang phát triển nhanh, nhu cầu bú mẹ của bé sẽ thường xuyên hơn. Đừng lo nếu bạn thấy lượng sữa của bạn trở nên ít hơn trong một vài ngày nào đó. Nếu bạn cho bé bú nhiều lần hơn và đảm bảo bé bú đúng cách, lượng sữa của bạn sẽ tự động tăng lên trở lại.

Giấc ngủ

Nếu bé nhà bạn “ngoan” và không có hiện tượng quấy khóc suốt đêm thì các mẹ thật rất may mắn vì bé sẽ có chu kì ngủ dài và liên tục suốt đêm. Chu kì này thường khoảng 6 tiếng nếu bé bú no trước khi đi ngủ.

Mô tả ảnh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi như thế nào?

Tuy nhiên, khi bé ngủ, các mẹ cũng có thể làm theo hướng dẫn về giấc ngủ an toàn do SIDS Foundation khuyến khích. Nhớ cho bé nằm ngửa khi ngủ, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, đảm bảo môi trường ngủ của bé tuyệt đối an toàn, yên tĩnh và cần phải chắc chắn rằng không có gì che úp lên mặt của bé.

Khả năng giao tiếp

Giờ đây,  bé 7 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy bé cười rất nhiều và ê a nói chuyện. Khi bé thức, mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn. Bởi ngay cả khi bé chưa trả lời lại được, bé sẽ vẫn biết lắng nghe và khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được kích thích bởi sự trò chuyện từ bạn.

Ngoài tám chuyện với bé thì các mẹ cũng nên dành thời gian để đọc sách và hát cho bé nghe khi ở bên bé mỗi ngày. Bé không phân biệt được bạn đang đọc gì nhưng giọng của bạn và cách bạn đọc sẽ là nền tảng giúp bé phát triển giọng nói và ngôn ngữ sau này.

Chú ý đến tư thế ngủ của trẻ

Nhớ cho bé nằm sấp vài lần trong ngày. Bé sẽ càng ngày càng thích ứng với việc này và bạn sẽ thấy bé dần có thể ngóc đầu lên được, có khi đến 45 độ. Coi chừng bé có thể đập đầu xuống, do bé khó giữ đầu ngóc cao lâu hơn 1-2 phút. Nên lót một chiếc mền dưới bé để bảo vệ mặt và mũi của bé nhỡ có đập xuống.

Khóc

Giờ đây, tiếng khóc của bé khi được 7 tuần tuổi sẽ khác với những giai đoạn trước đây. Giọng khóc the thé như mèo kêu đã thay bằng giọng khóc to và mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ để ý thấy bé khóc với cường độ to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào lý do làm bé khóc. Khóc vì mệt khác với khóc do đói hay do không thoải mái, tuy nhiên dù là lý do gì thì mẹ cũng nên chú ý đến tiếng khóc của bé nếu thấy những dấu hiệu bất thường.

Vệ sinh thân thể cho trẻ

Cho bú, vệ sinh  thân thể và giải quyết các nhu cầu của bé chiếm gần hết thời gian trong ngày của bạn. Bé lúc này vẫn còn quá nhỏ để có thể lên chương trình sinh hoạt hằng ngày. Do vậy mà các mẹ cũng nên lập kế hoạch để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Hãy chơi với bé nhiều hơn

Khi bé được 7 tuần tuổi, hệ thống thần kinh trung ương phát triển từ trên xuống và trong ra ngoài. Vì vậy, một trong những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bé có khả năng kiểm soát vật lý đó là có thể giữ đầu thẳng. Như vậy các cơ ở cổ bắt đầu có phản ứng với tín hiệu từ não bộ truyền đi. Mẹ tiếp tục luyện cơ cổ cho bé ở tuần này. Cho bé nằm sấp, vuốt nhẹ lưng bé hoặc đặt đồ vật màu sắc sặc sỡ trước mắt bé. Nhờ vậy mà có thể kích thích bé ngẩng đầu lên cao.

Cũng nhờ những bước tiến ban đầu mà sự phát triển của bé cũng là sự cố gắng và tỉ mỉ của người mẹ đấy nhé.

Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nhờ việc cho con bú mà sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và con khăng khít hơn. Tuy nhiên không phải là không có những phiền toái và rắc rối.
Mẹ cần chuẩn bị gì cho cữ bú đầu tiên của bé?
Mẹ cần chuẩn bị gì cho cữ bú đầu tiên của bé?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mẹ cần phải sớm biết trước được những điều này trong những ngày tháng cho con bú giọt sữa đầu tiên nhé!
Theo:  khoevadep.com.vn copy link