1. VA là gì?
VA ( Viết tắt của từ Végétation Adenoide trước đây được dịch là sùi vòm họng), là một khối mô Lympho xuất hiện rất sớm ở vòm mũi họng khi bào thai người được khoảng 16 tuần.
Trẻ mới sinh, VA có độ dày khoảng 2mm, nằm ở thành sau trên của vòm, không có vỏ bao và giới hạn rõ rệt, phía trước có thể lan tới cửa mũi sau, phía bên có thể lan tới lỗ vòi Eustache, phía dưới có thể lan tới thành sau họng miệng VA phát triển theo lứa tuổi, phát triển nhanh về khối lượng kể từ lúc trẻ được 2 tuổi, bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi rồi biến mất gần như hoàn toàn khi đến tuổi dậy thì.
Vị trí VA trên cơ thể trẻ. |
VA còn sót lại ở người trưởng thành có một tỷ lệ rất thấp. VA có vai trò miễn dịch giống như Amiđan và được ví như “tiền đồn” nhằm bảo vệ cơ thể của trẻ chủ yếu là bảo vệ đường hô hấp: không khí hít thở có chứa vi sinh vật gây hại sẽ bị VA bắt giữ và tiêu diệt tại vùng họng mũi.
2. Viêm VA và những nguy hiểm
Viêm VA là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị viêm VA có thể có sốt họăc không sốt , nghẹt mũi, sổ mũi, ho, hơi thở hôi. Trẻ có thể sốt vừa 38 -39oC, đôi khi sốt cao 39 – 40oC, ho dai dẳng, nghẹt mũi và sổ mũi kéo dài, lúc đầu dịch mũi trong, vài ngày sau đó trở nên xanh. VA khi bị viêm, nó sẽ to lên và gây tắc toàn phần hoặc một phần cửa mũi sau làm cho trẻ không thở được qua đường mũi mà phải thở qua miệng.
Khi đó, lượng oxy vào cơ thể sẽ giảm đi, nếu tình trạng thiếu dưỡng khí kéo dài sẽ làm cho trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần , trẻ trở nên biếng ăn, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng, khó ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm, trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, ban ngày trẻ trở nên chậm chạp, lừ đừ, kém hoạt bát, kém năng động, trẻ nói hoặc khóc giọng mũi.
Viêm VA là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. |
Trẻ bị viêm VA không được điều trị có thể bị viêm tai giữa tái đi tái lại, viêm xoang, viêm họng, áp xe thành sau họng, viêm thanh khí phế quản,viêm phổi, rối lọan tiêu hóa….. Lâu dần trẻ sẽ bị biến dạng khung xương sọ mặt và lồng ngực. Khi trẻ có các triệu chứng kể trên nên cho trẻ khám tai mũi họng để bác sỹ chuyên khoa xác định chẩn đoán và điều trị.
Một biến đổi đặc trưng khác là trẻ bị rối loạn phát triển khối xương mặt. Đó là do trẻ thường xuyên thở miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển.
Trang Hạ chỉ cách dạy con không cướp đồ chơi gây bão facebook (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nhà văn Trang Hạ vừa chia sẻ trên trang facebook cá nhân cách dạy con không cướp đồ chơi gây bão trên mạng xã hội. |