Đọc xong bài này bạn sẽ không bao giờ dùng bông ngoáy tai cho con

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi đọc xong bài này đảm bảo bạn sẽ không bao giờ dùng bông ngoáy tai cho con nữa, hãy tìm hiểu!

lấy ráy tai cho con
Cha mẹ cần nhận ra là ráy tai không hề làm hại tới trẻ.

Vì sao không dùng bông lấy ráy tai cho trẻ?

Sử dụng bông ngoáy tai không những không làm sạch ráy tai mà thậm chí còn đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong màng nhĩ của trẻ. Nếu cha mẹ chọc sâu bông ngoáy tai vào sâu quá có thể gây tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của tai, thậm chí bị điếc. Trong trường hợp trẻ cựa quậy, bất hợp tác, bông ngoáy tai có thể gây xước vùng da bên trong ống tai trẻ, gây chảy máu, dẫn đến viêm tai, nhiễm trùng.

Điều quan trọng là hơn cả mà cha mẹ cần nhận ra là ráy tai không hề làm hại tới trẻ. Trong thực tế, một em bé có nhiều ráy tai còn tốt hơn không có chút nào.

Ráy tai là chất được sinh ra do các tuyến ráy nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài kết hợp với các tế bào da chết. Mặc dù có thể gây một chút ngứa nhưng ráy tai là một phần hoàn toàn bình thường của đôi tai trẻ và thậm chí còn có tác dụng giữ cho trẻ có đôi tai khỏe mạnh.

Ráy tai là một “hàng rào” được cơ thể dựng nên để ngăn ngứa các vật thể lạ, bui bẩn hay nước tấn công vào tai. Những con côn trùng lạ khi bay vào tai trẻ, nếm vị đắng của ráy tai cũng sẽ bỏ đi.Trong đa số trường hợp, ống tai ngoài sẽ tự làm sạch. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào da chết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra ngoài. Do đó cha mẹ không cần thiết phải dùng bông ngoáy tai để lấy ráy tai cho trẻ.

Cách xử trí khi trẻ bị nút ráy tai

Tại nhà có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra. Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Cha mẹ, người thân trong gia đình tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.

Cách vệ sinh tai cho trẻ

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.
Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

Cho trẻ ăn váng sữa kiểu này là mẹ đang hại con trầm trọng
Cho trẻ ăn váng sữa kiểu này là mẹ đang hại con trầm trọng
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cho trẻ ăn váng sữa kiểu này là mẹ đang hại con trầm trọng - nhưng nhiều mẹ đang mắc, hãy chú ý ngay!
Nấu chè đỗ đen thơm ngon, mềm nhừ tuyệt vời bằng nồi cơm điện
Nấu chè đỗ đen thơm ngon, mềm nhừ tuyệt vời bằng nồi cơm điện
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cách nấu chè đỗ đen thơm ngon, mềm nhừ tuyệt vời nhất cho cả nhà cùng thưởng thức!
Làm táo mèo ngâm đúng cách đạt hiệu quả cao nhất cho cả nhà khỏe
Làm táo mèo ngâm đúng cách đạt hiệu quả cao nhất cho cả nhà khỏe
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là cách làm táo mèo ngâm đúng cách đạt hiệu quả cao nhất cho cả nhà khỏe mạnh.
Theo:  khoevadep.com.vn