Cách vệ sinh đũa
Lau đũa
Trước khi dùng đũa, nếu muốn lấy khăn ra lau thì phải dùng khăn khô và sạch. Dùng khăn ẩm lau thì bị chính vi khuẩn, nấm mốc phát triển ở khăn ướt, ẩm lan sang thớt, đũa.
Ảnh minh hoạ. |
Rửa đũa
Đũa khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm mốc. Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, nấu nước nóng (hoặc nước nóng pha chanh), cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng 2, 3 lần các vết mốc sẽ không còn.
Chọn mua đũa sạch
Tránh xa các loại đũa có màu sắc trông không thật. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, nên rửa kỹ với nước rửa bát; dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch hoặc luộc trong nước sôi.
Thời gian sử dụng 1 đôi đũa từ khi sản xuất đến khi sử dụng là 4 tháng, vì vậy bạn nên thường xuyên thay đũa mới.
Đũa nhựa khi gặp nóng sẽ giải phóng ra thành phần hoá học có thể gây hại cho cơ thể người, thành phần đó từng giờ từng phút gây hại cho sức khoẻ, hơn nữa đũa nhựa rất mềm, dễ bị biến hình.
Nên chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên (tre, trúc…). Tuy nhiên, loại này khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí.
Mẹo lựa chọn nồi nhôm đúng cách để tránh độc hại Dùng nồi nhôm tái chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn nồi đúng cách. |