Sâu răng là một căn bệnh làm hỏng cấu trúc răng. Thức ăn và nước uống còn sót lại tren răng sau khi ăn có thể khiến vi khuẩn trong miệng hoạt động mạnh hơn làm tăng lượng axit bám trên bề mặt răng, gây mòn răng và tạo các lỗ hổng trên răng.
Sâu răng có thể gây ra đau nhức, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Sâu răng nặng ở trẻ em có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng trong việc phát âm và phát triển hàm. Nếu càng để lâu mà không được chữa trị, em bé của bạn phải đối mặt với những ảnh hưởng sau:
Sâu răng có thể gây ra đau nhức, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. |
- Đau và khó điều trị.
- Sâu răng sẽ lan ra nhiều khu vực khác trong hàm.
- Điều trị phức tạp hơn và chi phí điều trị đắt hơn.
- Lo sợ phải đi gặp bác sĩ.
Những dấu hiệu sớm của sâu răng ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là khi răng cửa trên phát triển một dải màu đục dọc theo đường viền nướu. Bạn có thể thấy những đốm nâu trên răng, và nướu có màu đỏ, bị sưng tấy. Trong những giai đoạn phát triển sâu răng tiếp theo, răng có thể có các lỗ màu đen, nướu bị đỏ và sưng to lên có thể nhìn thấy rõ ràng.
Trong những giai đoạn phát triển sâu răng tiếp theo, răng có thể có các lỗ màu đen, nướu bị đỏ và sưng to lên có thể nhìn thấy rõ ràng. |
Phòng ngừa sâu răng bằng cách chăm sóc răng miệng "đúng chuẩn"
Để giúp các bé chăm sóc răng miệng đúng cách, các mẹ nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và đi gặp nha sĩ bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu bị sâu răng. Đồng thời, hướng dẫn trẻ lớn tuổi có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.
Đối với trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong thời kỳ này. Khi trẻ đủ lớn để uống nước ngoài sữa, nước là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh răng miệng.
Đối với trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi
Khi trẻ được từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ có thể uống nước. Nhưng không nên cho trẻ uống nước đóng chai khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi.
Đồng thời, tránh cho trẻ uống sữa pha thêm đường, nước hoa quả hoặc si-rô.
Đối với trẻ em lớn hơn và thanh thiếu niên
Trẻ em ở độ tuổi sau 12 tháng có thể ăn uống nhiều loại thức ăn, do đó mẹ cần chọn lọc các thực phẩm lành mạnh cho con ăn uống, ví dụ như đồ ăn ít đường, trái cây, rau củ,... Không nên ăn nhiều bánh quy, bánh ngọt và các thực phẩm chứa nhiều axit.
Mẹ cũng nên điều chỉnh giờ ăn uống và nhắc con vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng khỏi bị hư hại bằng cách:
- Lập thời gian biểu cho con.
- Nhắc nhở con ăn và uống ở một nơi cố định như trên bàn, trong phòng ăn.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt tùy tiện.
- Khuyến khích con uống nước lọc thay vì uống các đồ uống ngọt đóng chai.
Một vài biện pháp khác để phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ
Ngoài các biện pháp cơ bản trên, cha mẹ cần thực hiện một vài biện pháp sau đây để phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ hiệu quả:
- Thực hành vệ sinh răng miệng cho cả gia đình vì vi khuẩn gây sâu răng có thể lây lan từ người này sang người khác.
- Không dùng chung bàn chải đánh răng.
- Hiểu được rằng đánh răng chỉ hạn chế chứ không ngăn chặn được sâu răng ở trẻ nhỏ vì sữa mẹ có đường tự nhiên nên khi cho trẻ bú đêm, trẻ vẫn có thể bị sâu răng.
- Chú ý khi sử dụng thuốc xịt hen suyễn vì thuốc đó có tính axit có thể làm hỏng men răng của trẻ bằng cách để sau 30 – 60 phút rồi mới đánh răng và đánh răng 2 lần/ngày.
Sử dụng thuốc và vấn đề sâu răng
Một số loại thuốc có chứa đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến các thành phần của thuốc trước khi cho con uống và nhắc nhở con vệ sinh răng miệng sau khi uống thuốc.
Trong khi không có loại thuốc hữu hiệu nào để giúp trẻ phòng chống sâu răng, thì nước bọt lại là rào cản tự nhiên giúp bảo vệ men răng hiệu quả. Nước bọt không những giúp làm sạch răng mà có chứa canxi giúp bổ sung lượng canxi bị mất đi do axit ăn mòn men răng (trong trường hợp ăn mòn nhẹ). Trẻ em ở tuổi đi học cũng có thể nhai kẹo cao su không có đường để kích thích sản xuất nước bọt để bảo vệ răng khỏi sâu một cách tự nhiên.
Mẹo dân gian giúp mẹ "nặn" má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ai cũng phải công nhận má lúm đồng tiền cười rất duyên phải không? Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bà bầu luôn muốn con sinh ra sẽ có má lúm. |
Chăm sóc bé mọc răng - những điều mẹ nên biết (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bài viết này sẽ cho các mẹ biết các dấu hiệu bé nhà mình sắp mọc răng và một vài cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn này. |