Trong thời gian 8 - 31 tháng tuổi, bé sẽ mọc 20 chiếc răng sữa đầu tiên trong cuộc đời. Và từ 6 tuổi trở lên, bé mới bắt đầu thay răng vĩnh viễn. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến trẻ 'tạm biệt' những chiếc răng sữa sớm hơn kế hoạch tự nhiên.
Ngậm ti mẹ hoặc bú bình qua đêm
Nhiều em bé ngay từ tuổi sơ sinh đã có thói quen ngậm ti mẹ để ngủ hoặc bú bình liên tục qua đêm nhưng không được mẹ làm sạch răng. Đây thực sự là một thói quen xấu bởi vì khi vừa ngủ vừa bú, bé chỉ nuốt một lượng rất nhỏ sữa, lượng sữa còn lại sẽ đọng trong miệng và nhanh chóng chuyển hóa thành a-xít gây hại cho men răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Các bà mẹ thường không chú trọng khâu vệ sinh răng miệng cho bé khi thấy bé lười hay ngại đánh răng. Từ 1 tuổi trở lên, bạn nên cho trẻ tiếp xúc sớm với 'trò chơi' đánh răng và hướng dẫn bé cách sử dụng bàn chải và đánh răng đúng cách.
Các bà mẹ thường không chú trọng khâu vệ sinh răng miệng cho bé khi thấy bé lười hay ngại đánh răng. |
Đôi khi, bé sẽ chỉ tích cực thực hiện vệ sinh răng miệng trong thời gian đầu và bỏ dở giữa chừng hoặc đánh răng "hình thức". Những lúc này mẹ cần nhắc nhở, tạo hứng thú để bé hình thành thói quen tốt cho mình.
Ngại thăm khám định kỳ
6 tháng/lần mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó có kiểm tra răng miệng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường đang xảy ra và điều trị.
Trong thời gian trẻ bị ốm, không nên tự ý cho uống kháng sinh vì chúng có nguy cơ phá hủy màu sắc men răng sau này.
Thói quen ăn uống sai
Trẻ thường thích ăn bánh kẹo, đồ ngọt vào buổi tối nhưng lười đánh răng cũng là một nguy cơ mời chào sâu răng tấn công.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ có thói quen ăn ngậm, nhai một bên, dùng răng để cắn các vật cứng cần được cha mẹ nhắc nhở và hướng dẫn ngay từ sớm.
Chế độ ăn của bé nghèo dinh dưỡng, thiếu canxi khiến hệ răng kém phát triển, mất thẩm mỹ.
Những cách đề phòng sâu, mòn răng cho trẻ nhỏ
Nên kiểm soát không để trẻ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ngọt, uống nước nhiều chất đường trước hoặc sau bữa ăn. |
- Nếu trẻ vẫn đang bú bình, bạn nên hạn chế và bỏ dần thói quen cho trẻ bú đêm. Đồng thời, mẹ cần tăng lượng sữa uống vào ban ngày để trẻ không thiếu chất.
- Sau mỗi lần bú mẹ hay bú bình, gia đình cần làm sạch miệng (lợi, bề mặt răng, lưỡi) của bé bằng gạc ấm hoặc cho trẻ súc miệng bằng một chút nước.
- Kiểm soát không để trẻ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ngọt, uống nước nhiều chất đường trước hoặc sau bữa ăn.
- Đa dạng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ quả nhiều chất xơ, uống nước đầy đủ, đặc biệt ăn nhiều các chất giàu canxi cho xương và răng cứng chắc.
- Nên để bé tự đánh răng, sau đó mẹ kiểm tra hoặc chải lại cho trẻ.
- Không nên tự ý nhổ, thay răng sữa cho trẻ tại nhà vì có thể gây biến dạng hàm hoặc khiến răng vĩnh viễn mọc xấu, lệch.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai cần có chế độ bổ sung canxi tích cực, đầy đủ để tích trữ nguồn canxi dự trữ cho bé. Hãy nhớ, mọi thứ cần có nền móng xây dựng vững chắc.
"Thủ phạm" khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân Đây là những nguyên nhân gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó thường không được chú ý hay bỏ qua khi chăm con. |