Làm thế nào để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa?

13:30, Thứ năm 30/04/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng.

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.

cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà "chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn

Trước hết phải chú ý chế độ ăn, thực phẩm hàng ngày. Bởi tất cả những gì bạn ăn vào người sẽ được hệ tiêu hóa giúp hấp thu thành chất dinh dưỡng đưa đi nuôi cơ thể.

Cho nên bạn cần phải xây dưng chế độ ăn khoa học, kết hợp nhiều loại thực phẩm để tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Trong chế độ ăn, cần chú ý rau xanh bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể. Tránh ăn quá nhiều đường, chất ngọt, béo.

Ngoài ra, xây dựng giờ giấc ăn uống khoa học, có lịch trình cụ thể. Chú ý không ăn uống thất thường, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Bữa ăn đa dạng món ăn, nấu những món ưa thích với người rối loạn tiêu hóa, tránh các món gây ngấy, chán ăn hoặc ăn vào làm no bụng nhanh. Tránh ăn thực phẩm chứa sorbitol hoặc các thực phẩm chứa đường nhiều như mật ong.

Người có bệnh rối loạn tiêu hóa thường chán ăn, ăn kém và muốn bỏ bữa. Người thân hoặc người ăn cùng có thể động viên, khích lệ để ăn nhiều hơn. Trước bữa ăn không nên ăn đồ ngọt, uống đồ uống có ga làm đầy bụng dẫn đến chán ăn.

Thực phẩm chế biến phải đảm bảo sạch, thực hiện ăn chín - uống sôi. Nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã ôi thiu, những sản phẩm chưa được nấu chín, tái hoặc tiết canh đều có hại cho hệ tiêu hóa.

Hạn chế ăn các đồ ăn vỉa hè, đồ ăn chiên rán, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Bảo quản thực phẩm, đồ ăn trong tủ lạnh cần được đậy kín, bọc cẩn thận. Sau khi đưa ra ngoài tủ lạnh cần đun nóng để thực phẩm không gây lạnh bụng, có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Thay đổi vấn đề đại tiện

Triệu chứng này tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước.

Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

Cách chữa trị hiệu quả?

Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm "bệnh” trở nên trầm trọng hơn.

Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa.

Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.

Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.

Hàng ngày, duy trì nguồn nước cung cấp cho cơ thể. Chú ý uống khoảng 2 lít nước/ngày, liên tục trong ngày, không đợi dến lúc khát mới uống nước. Nước phải đun sôi để nguội, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh hoặc nước lã dễ gây đau bụng.

Bổ sung nguồn trái cây hợp lý hàng ngày, phối hợp đa dạng các loại hoa quả. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin tốt cho cơ thể. Do đó bạn chú ý có thể ăn nguyên quả, không nên làm sinh tố.

Bởi vì khi ăn quả như vậy sẽ tiếp nhận được lượng chất xơ có trong hoa quả. Trái cây cần rõ nguồn gốc, chín, đảm bảo an toàn, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu.

Bí quyết để sở hữu hệ tiêu hóa luôn khỏe
Bí quyết để sở hữu hệ tiêu hóa luôn khỏe
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nếu bạn muốn hệ tiêu hóa của mình luôn khỏe mạnh thì hãy sở hữu ngay những bí quyết vô cùng đơn giản dưới đây.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link