Làm thế nào để trẻ không bị viêm tai giữa?

( PHUNUTODAY ) - Trong việc chăm lo trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có biết bao nhiêu sự thắc mắc, vậy trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, làm thế nào để trẻ không bị viêm tai giữa?

Thế nào là bệnh viêm tai giữa?

Đây là bệnh liên quan đến tình trạng viêm ở vùng tai giữa. Có một số dạng viêm tai giữa khác nhau. Khi khám viêm tai, bác sĩ thường chú ý tới dạng viêm tai giữa cấp - hiện tượng có dịch, điển hình là mủ, tích tụ trong tai giữa, gây đau, đỏ màng nhĩ và sốt.

Lý do phân biệt các dạng viêm tai giữa khác nhau là vì nó liên quan đến việc lựa chọn cách điều trị. Không phải tất cả các dạng viêm tai giữa đều cần dùng kháng sinh.

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ thường bị viêm tai giữa trong 2-4 năm đầu tiên vì một số nguyên nhân sau:

+ Khi trẻ dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các em khó chống lại sự nhiễm trùng. Ngoài ra, có một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phổ biến nhất là việc tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ.

17.lam-the-nao-de-tre-khong-bi-viem-tai-giua-1-phunutoday.vn

 

Viêm tai giữa phổ biến ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là những em có tiền sử bệnh trong gia đình. Bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông - mùa của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa:

Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ lớn có thể kêu tai, còn trẻ nhỏ thì có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.

Tư thế nằm, nhai và bú có thể gây ra những cơn đau do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Vì thế, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc khó ngủ.

Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, nó có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn.Hướng dẫn cách phòng chống viêm tai giữa cho trẻ

Làm thế nào để giải phóng mủ khỏi tai giữa bằng cách nào?

Mủ tồn đọng trong tai giữa muốn giải phóng ra ngoài chỉ có hai con đường:

+ Thứ nhất, làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng.

+ Thứ hai là phải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ trong tai giữa.

Trong trường hợp viêm tai giữa mủ để lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, người ta phải thực hiện thủ thuật đặt một ống thông ở màng nhĩ với mục đích cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài nhằm bảo đảm cho niêm mạc tai giữa được sống trong môi trường bình thường. Sau ít nhất khoảng 6 tháng, mủ trong tai giữa được hấp thu dần dần đến hết.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

+ Khi trẻ bị viêm tai không tự khỏi hoặc viêm tai tái phát nghiêm trọng, cần cho trẻ đi khám ngay vì chúng có thể dẫn tới biến chứng, gây viêm các tổ chức xương lân cận.

+ Khi trẻ bị đau tai hoặc có cảm giác “đầy tai”, đặc biệt kèm theo sốt

+ Một số nguyên nhân khác dẫn tới đau tai như đau răng, vật lạ trong tai hoặc ráy tai cứng. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra lời khuyên cụ thể.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn