Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm tai giữa như thế nào?
Viên tai giữa thường làm cho trẻ trở nên khó chịu và thường kèm những triệu chứng khó chịu đi kèm. Vậy đối với những trường hợp khi trẻ bị viêm tai giữa thì các bậc cha mẹ nên chăm sóc bé yêu như thế nào?
Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị viêm tai giữa
+ Do sức đề kháng yếu đặc biệt là đối với trẻ nhỏ từ 6-18 tháng tuổi, dễ bị mắc viêm tai giữa.
+ Do trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.
+ Do trẻ bị nhiễm lạnh.
+ Do bị hít thở trong không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
+ Do chọc ngoáy vào tai, lặn sâu.
+ Do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
Những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
+ Khi bị viêm tai giữa sẽ khiến cho trẻ bị sốt, thường là sốt cao 39-40oC, nhức đầu.
+ Thường xuyên quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
Làm thế nào để chăm sóc trẻ khi bị viêm tai giữa hiệu quả |
+ Trẻ bỏ bú, kém ăn, nôn trớ và bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
+ Khi có tiếng động, bé nhà bạn không phản ứng.
Trong trường hợp khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần.
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào là đúng cách?
Khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm tai giữa, các bạn nên đưa bé đi đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để trẻ mau chóng khỏe mạnh thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý một số điểm sau:
1. Đầu tiên, phải luôn giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.
2. Nếu bé đang ở tuổi ăn dặm thì các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.
+ Nên đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.
+ Trong trường hợp khi trẻ bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Theo đó, các bác sĩ khuyên các bạn khi trẻ bị chảy nước mũi nên xử lý:
Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi.
Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.
+ Khi thời tiết mùa đông khô hanh thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.
+ Tuyệt đối trong trường hợp xác định trẻ bị bệnh thì không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
+ Trong trường hợp để trẻ dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt, giảm đau kết hợp chống viêm, tiêu mủ và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng như thuốc paracetamol (lưu ý: không được dùng Aspirin). Tuy nhiên, để trẻ có thể bình phục nhanh nhất thì thuốc của trẻ phải được kê đơn theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa trị cho trẻ.
+ Để giúp cho tai đỡ đau cũng như nhanh chóng khỏi bệnh thì tốt nhất các mẹ nên đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lên lỗ tai và nghỉ ngơi.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị bệnh triệt nhằm để ngăn ngừa viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan,…
Khi trẻ bị sốt nên chăm sóc cho trẻ như thế nào? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Sốt dù là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vậy khi chăm sóc trẻ bị sốt thì cần có những lưu ý gì? |
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị rubella (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Rubella không còn là bệnh quá xa lạ đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên, về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thì không phải ai cũng biết đâu nhé. |