Làm thế nào để trẻ không mút tay?

( PHUNUTODAY ) - Trong việc chăm lo trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có biết bao nhiêu sự thắc mắc, vậy trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, làm thế nào để trẻ không mút tay?

Làm thế nào để xử lý khi trẻ bị thường xuyên mút tay?

Xác định nguyên nhân tại sao trẻ bị mút tay

+ Mút tay có nhiều nguyên nhân, đó là hành vi khám phá cơ thể bằng các giác quan (khứu giác và vị giác).

+ Khi bé mút tay có thể do tay bé đang ở trạng thái “nhàn rỗi” quá chẳng biết làm gì, chẳng biết chơi gì, chẳng ai nói chuyện cùng thế nên bé sẽ "mút mát" cho đỡ buồn.

+ Những lúc buồn thỉu buồn thiu, những khi bị bố mẹ la mắng, khi bé đói, rồi khi mẹ có em bé, bé bị "ra rìa"... bé sẽ mút tay cho tâm trạng thoải mái.

Làm thế nào nếu bé đã lớn rồi mà vẫn mút tay?

Nếu con bạn đến 5 tuổi mà vẫn còn mút tay thì thật sự đáng lo ngại bởi đến tuổi này, các bé đã bắt đầu thay răng, và những chiếc răng vĩnh viễn mới nhú là “đối tượng” rất dễ bị tổn thương.

15.lam-the-nao-de-tre-khong-mut-tay-1-phunutoday.vn

 

Khi này, bạn cần sử dụng đến loại vũ khí hạng nặng hơn: lời nói. Lời nói ở đây không phải là năn nỉ, trêu ghẹo hay đe dọa… bạn làm như thế càng khiến bé trở nên bất an, và nhiều khả năng việc mút tay sẽ vẫn tiếp diễn.

Các con khi này đã hiểu được rằng hành động của mình có thể đưa đến hậu quả như thế nào (“Mút ngón tay có thể làm cho răng bị xấu, bị chìa ra”) và bé cũng đã có khả năng tự chủ cao hơn, nên bạn hãy bình tĩnh, nghiêm túc nhưng thân tình trò chuyện với con, bảo con chia sẻ những cảm giác của bé về việc mút tay.

Hầu hết mọi đứa trẻ tuổi này đều đã có những cảm giác lẫn lộn về thói quen của mình. Hãy cùng con nhìn vào gương để thấy sự khác biệt giữa khi bé đút ngón tay vào mồm và khi bé mỉm cười.

Cùng với đó, các mẹ hãy thử cùng con tạo một cái lịch “không mút tay” để theo dõi và thưởng cho con vì đã biết kiềm chế xem sao, bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy chỉ cần những hình dán trên lịch thôi là đã đủ động lực cho con bạn phấn đấu rồi đấy.

Một số mẹo trị tật mút tay ở trẻ

+ Giải thích nhẹ nhàng cho bé: Để con từ biệt tật "mút mát", bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay.

Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.

+ Cho bé thấy mình trong gương: Các mẹ hãy cho bé nhìn vào gương, rồi hãy chỉ vào hình con trong gương, rồi nói:  Con thấy không? Bình thường con xinh bao nhiêu, con nhìn xem, con mút tay thật là không xinh chút nào. Eo ơi, nước dãi chảy kìa…”.

15.lam-the-nao-de-tre-khong-mut-tay-2-phunutoday.vn

 

Vài lần chê bai, thế rồi một ngày đẹp trời, bé “bái bai” luôn tật mút tay đấy.

+ Hãy “dọa” bé: Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.

+ Hãy khiến bé trở nên bận rộn: Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.

+ Cho bé ôm gấu bông đi ngủ: Khi tay bé đang bận ôm gấu bông thì lâu dài, trẻ sẽ quên việc mút tay đi đấy nhé!

+ Hãy khen ngợi sự thay đổi: Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”.

Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn